Please log in or register to do it.

Hình ảnh Ngọc Trinh chăm chú coi menu tại cửa hàng trà sữa được lan truyền với nhiều lời châm chọc. Nhưng ẩn sau đó lại là ví dụ viral marketing với nhiều bài học hay và bổ ích.

Đầu tiên, bạn hãy xem bức hình này. Bạn chú ý đến gì nào? Chắc chắn không phải tên của hãng trà sữa lạ hoắc, càng không phải hình ảnh chiếc ghế trắng muốt đi kèm. Điểm thu hút ánh nhìn nhiều nhất chính là người mẫu Ngọc Trinh.

Chính xác hơn, là sự “thẳng thắn” bất thường ở vòng 2 cô ấy!

Ví dụ viral marketing qua chuyện "ngực to, ngực nhỏ" của Ngọc Trinh
Ví dụ viral marketing qua chuyện “ngực to, ngực nhỏ” của Ngọc Trinh

Với tất cả sự kính trọng dành cho Ngọc Trinh, và thái độ nghiêm túc cần thiết nhất, tôi mong mọi người gạt “chuyện ngực” qua một bên mà chỉ tập trung vào chuyện học. Tôi cho rằng, hình ảnh này hoàn toàn có thể coi như một ví dụ viral marketing với công thức như sau:

1) Mời người nổi tiếng đến gian hàng của bạn chụp hình checkin

2) Thỏa thuận với họ là chụp hình bình thường nhưng sau đó chỉnh sửa cho ngực nhỏ lại (hoặc dùng băng keo, áo nịt ngực ép ngực nhỏ lại). Áp dụng concept người nổi tiếng và kỳ quặc, ngớ ngẩn trong 16 concept truyền thông bất biến của Trăng Đen

3) Tung hình lên mạng, một số fanpage/group dành cho giới trẻ và dùng nick ảo vào đỏ “chê mồi” để mọi người rôm rả bàn luận chuyện “thẳng thắn” của Ngọc Trinh

Khi ấy, vô tình hay hữu ý, thương hiệu của bạn sẽ được viral… một cách ăn theo!

Còn với ngôi sao (như trường hợp này là Ngọc Trinh), sau đó có thể tung tiếp ra một bộ hình “ngực thật hàng khủng” lên là dẹp yên dư luận. Cả đôi bên cùng có lợi đúng không?

Bài thảo luận về ví dụ viral marketing này trên group Biệt Đội Trăng Đen thu hút nhiều ý kiến.

Trong đó, có nhiều cho rằng họ không quan tâm gì đến thương hiệu trà sữa, cũng có người nói rằng dựa vào đâu để khẳng định cửa hàng trà sữa “cố tình” để tung chiến dịch viral? Tôi xin giải thích cho rõ, đây là cách chúng ta nhìn vào sự vật, hiện tượng để tự rút tỉa ra bài học kinh nghiệm cho bản thân mình, chứ không khẳng định người ta cố tình làm như vậy.

Còn vấn đề bạn không nhìn vào thương hiệu trà sữa, thì sẽ có người khác nhìn. Hoặc nếu mai này bạn cố ý làm theo cách như vậy, thì hãy bố trí đội chim mồi vào seeding nói về trà sữa là được phải không?

Cũng có bạn e ngại rằng làm như thế này ảnh hưởng đến brand. Nhưng tôi không nghĩ vậy, vì brand trà sữa dành cho giới trẻ, hình ảnh này rất phù hợp và cũng chẳng có gì đáng gọi là xấu xa. Với lưu ý rằng, cách làm này chỉ có lợi về việc aware thương hiệu, cho người ta biết đến, hoặc là nhắc nhớ, chứ cũng chẳng truyền tải được thông điệp gì cao siêu cả nhé.

Thí dụ muốn thuyết phục rằng trà sữa của bạn sạch, thơm, ngon, bổ, tốt… thì tất nhiên là phải dùng cách khác. Và thường là nên có một chiến dịch truyền thông chạy theo thì sẽ tốt hơn.

Tự nhiên tôi nhớ đến câu chuyện Thúy Vi hút mỡ bụng để có vòng eo con kiến được tường thuật trên kenh14. Quả tình, tôi thấy sự việc có vẻ “có mùi”…

Câu chuyện Thú Vi hút mỡ bụng cũng là ví dụ về viral marketing
Câu chuyện Thú Vi hút mỡ bụng cũng là ví dụ về viral marketing

Trước thời điểm bài báo được đăng lên kenh14, tôi quả tình không nghĩ rằng có thẩm mĩ viện nào đứng phía sau chiến dịch. Nhưng ngẫm lại, thấy hình ảnh ai đó chụp trộm cô này với quả bụng xồ xề ngấn mỡ ở hồ bơi rồi “điềm nhiên” đưa lên mạng xã hội cũng như báo chí để bỉ bôi có vẻ không tự nhiên cho lắm.

Sau đó thì đùng một cái, có bài báo nói chuyện cô Vi đi hút mỡ, bụng eo thon nhỏ thì có muốn không nghĩ, không kết nối với nhau cũng khó khăn hen!

Trên group Biệt Đội, có bạn hỏi rằng nếu ứng dụng cách làm này cho thương hiệu mĩ phẩm nam với người mẫu là nam thì biến tấu ra sao? Tôi đã thẳng thắn trả lời rằng nữ có vòng 1 thì nam cứ vòng 2 mà “chiến”.

(Một lần nữa, tôi xin nhấn mạnh rằng chúng ta đang nói về phân tích học thuật, xin đừng ai mang chuyện đạo đức vào đây phán xét)

Mà một gợi ý là những bức hình theo kiểu “sao nam và khoảnh khắc đỏ mặt khi cậu nhỏ bỗng lớn bất thường” như minh họa dưới đây!

Nên nhớ, cuối cùng thì lý thuyết vẫn chỉ là lý thuyết. Còn việc các bạn ứng dụng những ví dụ viral marketing này vào sản phẩm dịch vụ của các bạn ra sao thì tùy ở mức độ sáng tạo, linh hoạt và “chịu chơi” của mỗi người.

Hy vọng đọc đến đây thì các bạn đã tự nhiên pop-up ra một số idea hay ho nào đấy. Nếu muốn học chuyên sâu từng bước, sao không đăng ký học khóa Truyền thông 0đ của Trăng Đen nhỉ? Còn nếu có gì thắc mắc, đừng ngần ngại trao đổi ở dưới comment.

Tâm sự của người được ghép giác mạc: Nếu biết là của tử tù, tôi vẫn sẽ nhận
5 lỗi thường mắc phải khi làm Thương hiệu cá nhân

Your email address will not be published. Required fields are marked *