Please log in or register to do it.

Có nhiều tài liệu về chiến lược xây dựng Thương hiệu cá nhân bằng content triệu views, đánh đu theo “trend”, mua likes, subs và follow ảo. Thực ra, những việc này hầu hết đều tối kỵ!


1. Lười sản xuất content

Nhiều người không có Chiến lược xây dựng Thương hiệu cá nhân dẫn tới làm theo kiểu mì ăn liền, lười sản xuất content số lượng lớn. Cũng có khi vì quá trình làm Thương hiệu cá nhân cần khoảng thời gian dài, nên họ mau chán và nản chí.

Bạn đã nghiên cứu kỹ về BrandME - Thương hiệu cá nhân chưa?
Bạn đã nghiên cứu kỹ về BrandME – Thương hiệu cá nhân chưa?

Giải pháp thay thế hay được chỉ bảo ở một số nơi là chỉ cần đầu tư làm ra những content “triệu views” là danh tiếng nổi lềnh phềnh.

Nhưng thực tế là, các agency sẽ không căn cứ vào một vài content như vậy để tìm đến bạn và booking quảng cáo. Vì tất nhiên, một vài content như vậy có thể khiến tên tuổi của bạn được cả triệu người biết tới sau một đêm, nhưng rồi cũng trôi tuột đi sau vài ngày kế tiếp.

2. Làm content kiểu “bắt trend”

Bắt trend để làm content, là thuật ngữ được các bạn digital marketing ưa chuộng. Thực ra, trong 16 concept truyền thông bất biến thì đây là cách kết hợp của concept “người nổi tiếng” (hiểu theo nghĩa “sự kiện nóng”) cùng với “đeo bám”. Tức là, nó đúng, chứ không sai.

Tuy nhiên, khi cân nhắc các chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân, hãy cẩn trọng với việc bắt trend, vì điều này có thể khiến các content của bạn (khi làm không khéo thì) có thể bị phân mảnh.

(Đây là thí dụ một content kiểu bắt trend rất thành công)

Người xem sẽ thích thú với các content dạng này vì nó hóng sốt, thời sự, thú vị. Nhưng để họ “gom nhóm” nhiều thể loại content bắt trend này thành ra một thứ có thể giúp họ định hình được bạn (tác giả sản xuất content) là ai, lại là vấn đề hoàn toàn khác!

Bản thân tôi, khi sử dụng mạng xã hội để làm thương hiệu cá nhân là một blogger chuyên về Truyền thông Xã hội, tôi cũng cố gắng bắt trend, nhưng có “lớp lang” đàng hoàng đấy ạ! Chiến lược xây dựng Thương hiệu cá nhân của tôi là cố gắng nắm bắt, và sau đó phân tích các vấn đề nóng sốt, dưới góc nhìn truyền thông và rút tỉa ra bài học cho người đọc (thêm concept “hữu dụng” cho content).

Như vậy, content của tôi vẫn nóng, vẫn trendy, giúp khán giả của tôi không nhàm chán nhưng vẫn định vị rõ tôi là người làm truyền thông, chứ không phải là cộng tác viên của beat hay hóng hớt bang, phải không các bạn?

3. Tầm quan trọng của tông giọng trong chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân

Một lúc nào đó, các bạn đã xây dựng được Thương hiệu cá nhân (bằng cách nào đó mình không cần biết), tức là có nhiều người thật follow, nhiều tương tác thật. Thì các bạn cho rằng các nhãn hàng sẽ phải lũ lượt tìm đến để nhờ cậy bạn đăng quảng cáo.

5 lỗi thường mắc trong chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân
5 lỗi thường mắc trong chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân

Thực tế không như vậy. Và đừng bao giờ buồn vì điều đó. Nên nhớ, kết quả sau cuối của các chiến dịch marketing bằng KOL vẫn là để lan tỏa thương hiệu và phục vụ bán hàng. Vậy nên, sẽ không ai nhờ cậy bạn đăng quảng cáo nếu đối tượng người xem của bạn (followers, subs) không phù hợp với tập khách hàng mà công ty A, B nào đó đang nhắm tới.

Nhiều bạn không hiểu điều này nên “đứng núi này trông núi nọ” xong rồi thay đổi “tông giọng” và định hướng trang cá nhân loạn lên. Cuối cùng sẽ mất cả chì lẫn chài, vì hình ảnh thương hiệu cá nhân của các bạn dần trở nên nhạt nhòa trong vô số người làm tập trung, focus khác.

4. Quá chú trọng vào số lượng, bỏ qua chất lượng

Nếu cho rằng mỗi content đăng lên cứ có nhiều like, share, comment là đang “tạo ra ảnh hưởng” thì có thể bạn đã nhận định đúng, nhưng còn chưa đủ. Thực tế là, các agency sẽ xem xét nội dung và chất lượng các thảo luận (comments) để đánh giá mức độ ảnh hưởng của KOL.

Vì vậy, bên cạnh việc đặt KPI về số lượng thảo luận, hãy đặt mục tiêu làm sao để chất lượng các cuộc thảo luận phải đi vào chuyên sâu. Càng sâu, càng tốt, và càng sướng, nhé!

5. Mua tương tác ảo

Trong một số trường hợp nhất định, việc dùng tương tác ảo để tạo hiệu ứng đám đông là cách làm hay. Nhưng nếu kiên trì theo con đường đó, rồi tự huyễn hoặc rằng mình “đang nổi tiếng”, thì xin lỗi, bạn thực sự đáng thương đấy ạ!

Các agency, các nhãn hàng có thừa chuyên môn và kinh nghiệm để kiểm tra xem comment của các bạn là thật hay tự ngồi “bơm vá” ảo. Thêm nữa, chính bản thân bạn cũng biết mình có đang “nổi tiếng” hay “tạo ảnh hưởng” thực sự hay không cơ mà!

Lời khuyên của tôi trong Chiến lược xây dựng Thương hiệu cá nhân:

  1. Kiên trì sản xuất contents
  2. Nhất quán để có chủ đề chung
  3. Hướng tới nhóm đọc giả riêng
  4. Comment cần chất lượng
  5. Nói không với like và comment ảo

Và cuối cùng, nếu thực sự muốn xây dựng được Thương hiệu cá nhân chuyên nghiệp, hưởng lợi từ nó, và tạo sức ảnh hưởng đến cộng đồng, hãy tìm đến các khóa học chất lượng, những người chia sẻ thực tế.

Không nhất quyết phải học BrandME của tôi (vì chi phí rất cao, tới 600$ cho 6 tiếng), nhưng cũng đừng mang tâm lý “đi cho biết” khi tham gia các event linh tinh, chia sẻ của những người quá lý thuyết, để rồi tiền mất, tật mang, vừa mất công, mất sức, mất thời gian và cả nhiều cơ hội nữa nha các bạn ;-)

Học làm viral từ... chuyện ngực to, ngực nhỏ của Ngọc Trinh
Thương nhớ Thị Tường

Your email address will not be published. Required fields are marked *