Please log in or register to do it.

Để quảng bá hình ảnh, quán nhậu Hoa Sơn Tửu Lầu chi nhánh Hoàng Sa ở TP.HCM tổ chức chương trình Thách thức Tiêu Phong, cho khách đập luôn bát sau khi uống bia, để xả stress. Vị trí đập bát được quán xếp riêng để đảm bảo an toàn. Nhiều khách “hứng chí” thì đập luôn tại bàn.

Những chiếc bát sành dùng để uống bia và cho khách đập được chủ quán mua từ Lái Thiêu, Bình Dương với giá 40.000 đồng một chiếc. Điều đặc biệt, khách hàng không phải trả bất kỳ chi phí nào cho việc đập bát.

Đập bát tại Hoa Sơn Tửu Lầu
Đập bát tại Hoa Sơn Tửu Lầu

Hình thức quảng bá thương hiệu này không chỉ gây sự chú ý với khách hàng tại quán và những người dân sống xung quanh mà còn tạo nên nhiều ý kiến tranh cãi trong cộng đồng. Phóng viên Mạnh Nguyễn của Bizlive đã trao đổi với blogger Nguyễn Ngọc Long về vấn đề này.

1. Anh nghĩ sao về lối làm thương hiệu, quảng bá hình ảnh quán bằng cách cho khách đập bát sau khi uống bia?

Xét về mặt hiệu ứng truyền thông, đây là một chương trình cực kỳ hiệu quả. Mọi người xì xào bàn tán, rủ nhau đi ăn uống tụ tập nhậu nhẹt và cùng… đập bát! Chúng ta gọi là cái bát, còn ở Hoa Sơn Tửu Lầu, họ gọi đấy là “vò rượu”, tuân theo đúng phong cách kiếm hiệp mà chủ quán muốn tạo ra. Chương trình này được chia sẻ tự nhiên trên facebook và được báo chí đưa tin xôm tụ. Quán mới khai trương mà đông khách, để lại dấu ấn theo kiểu “một đập ăn quan” (nghe một lần là nhớ), người tham dự vui vẻ hào hứng, chủ quán có nguồn thu rủng rỉnh, thương hiệu được lan toả và thể hiện rõ đặc trưng. Với một người làm truyền thông, còn mong gì hơn thế?

2. Trả lời trên Zing, chuyên gia Tuan Ha cho rằng đây là lối làm thương hiệu bùng phát bằng cách tạo scandal, đáng bị chê trách? Anh nghĩ sao về nhận xét này?

Thường những người kém cỏi, không làm được như người khác sẽ có tâm lý ghen ăn tức ở, mà dân mạng gọi là gato. Người ta gato nên chê trách, còn bản chất scandal này chẳng có gì xấu để mà ý kiến này nọ. Thực ra, những sự việc mà nó không “thuận tự nhiên” dễ làm người ta lấn cấn. Nhưng nếu xem xét thật khách quan, chúng ta sẽ thấy mình đang không vô tư khi đánh giá. Tôi sẽ thử so sánh việc đập bát với một số việc khác mà mọi người vẫn mặc nhiên “chấp nhận” xem cái nào đáng phê phán nhé?

Thách thức Tiêu Phong
Thách thức Tiêu Phong

Việc đập bát thế này có nguy cơ làm người đập và những người xung quanh bị trầy xước chân tay nếu để mảnh vỡ văng vào người. Tất nhiên trong thực tế, chủ quán đã bố trí khu vực riêng và có nhiều biện pháp đề phòng để việc đập này tránh gây nguy hiểm mà chỉ như một hình thức xả tress cho vui. Nhưng ngay cả khi không có bất cứ biện pháp đề phòng nào khả dĩ, tôi cũng cho rằng việc đập bát này còn an toàn gấp trăm vạn lần việc các bạn trẻ mua vui bằng hút thuốc, uống rượu mạnh và nhậu nhẹt. Nhưng tin tôi đi, ai cũng dễ dàng nhìn thấy “đập bát” là nguy hiểm còn uống bia, hút thuốc thì thật an toàn! Lý thuyết phi lý trí đã chứng minh điều đó.

Xét về mặt kinh tế, Theo như chủ quán có nói thì một cái “vò rượu” của họ trị giá 40.000đ, giả sử khách kéo tới đập hết 1000 cái bát (tôi nghĩ thực tế giỏi lắm được vài trăm cái) thì tổng chi phí bỏ ra cũng chỉ là 40 triệu. So với hiệu ứng đạt được thì giá trị thu về gấp hàng chục lần số tiền như vậy. Thế thì đáng khen chứ sao cho rằng đáng trách? Còn ai đó nói rằng như vậy là huỷ hoại tài sản chỉ khiến tôi cười không nhặt mồm lại được. Vì bộ luật Việt Nam chỉ quy định tội huỷ hoại tài sản của người khác chứ không có chuyện huỷ hoại tài sản của mình là phạm tội! Chưa kể, đây là một hình thức marketing một vốn bốn lời, đây là cách gia tăng tài sản chứ không huỷ hoại cái gì.

MS 24

Posted by Hoa Sơn Tửu Lầu on Sunday, September 20, 2015

Bóc tách vấn đề cụ thể ra như vậy để tôi nhắn nhủ với chủ quán rằng, cách làm của các bạn thì tôi không phê phán, nhưng công tác chuẩn bị tư tưởng với hàng xóm và cách âm chưa kỹ khiến tiếng bát vỡ làm một số người xung quanh giật mình, như vậy là chưa hay. Nếu khắc phục được điều này thì mọi thứ gần như hoàn hảo.

3. Anh có cho rằng, hiện nay, đối với các doanh nghiệp, đơn vị nhỏ để tạo ra thương hiệu, hay tạo dựng lối truyền thông chuyên nghiệp là rất khó khăn. Tuy nhiên, để đứng vững, phát triển trên thị trường hiện nay thì đây lại là những vấn đề rất quan trọng. Anh nghĩ những DN, đơn vị nhỏ này nên chọn cho mình một lối đi như thế nào để phát triển được thương hiệu, quảng bá được hình ảnh của mình trên thị trường?

Doanh nghiệp vừa và nhỏ gần như không có cơ hội để làm truyền thông theo cách truyền thống. Mà cho dù có làm thì cũng không hiệu quả. Có hiệu quả, cũng không lâu dài được. Muốn tạo được sự kiện truyền thông bùng phát, gần như họ phải tận dụng mạng xã hội và tạo ra những cú boom-pr (mà chúng ta cứ gọi nôm na là scandal) hoành tráng. Tuy nhiên, việc boom-pr hay tạo scandal chỉ có tác dụng như một tiếng nổ lớn, một quả bom chấn động dư luận và thu hút sự chú ý của mọi người. Đừng bao giờ nhầm lẫn rằng chỉ làm scandal mà có được hiệu ứng truyền thông hiệu quả.

Scandal luôn hiệu quả vì dư luận rất tò mò. Nhưng khi đã thoả mãn sự tò mò, khi đã được đáp ứng sự hiếu kỳ thì họ sẽ chán ngay. Cho nên, nếu không có các hoạt động truyền thông bền vững khác song hành thì việc làm scandal sẽ nhanh chóng mất đi hiệu quả. Công thức tôi gợi ý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khoá http://zerome.vn là tạo dựng những “mỏ neo” thông tin tốt và đầy đủ trên báo chí, trên internet và trên mạng xã hội. Sau đó, tìm mọi cách tạo ra một cú boom-pr, một scandal an toàn để lôi kéo sự chú ý của mọi người. Khi đó, tất cả sẽ phát cuồng lên tìm hiểu và tìm kiếm, và khi này các mỏ neo thông tin được thả từ trước sẽ phát huy tác dụng. Cuối cùng, phải chuẩn bị sẵn nhiều hoạt động truyền thông nhỏ và bền vững nối tiếp vào hậu các scandal mà doanh nghiệp vô tình tạo được.

Người ta không hẹp hòi chuyện cho ông làm thử, người ta chỉ sợ ông tham quyền cố vị thì dân toi hết!
Dựng tượng đài 1400 tỷ: một quyết sách hợp ý Đảng lòng dân

Your email address will not be published. Required fields are marked *