Trước còn nhỏ, bố mẹ lo cho đủ mọi bề, khi ấy chỉ sợ ăn roi vs sợ con rắn. Lớn lên tý nữa, đi học thì bất chấp, không muốn nói là ” thằng trời đánh”, nghịch đủ mọi đường. Từ leo cây chẹt cổ tới lội nước bị ngạt, từ xui con người ta lấy que thép chọc ổ điện tới mang lửa đốt đống rơm.
Khi ra ngoài tự lập thì đường cua, dốc ngoằn, rừng rú hang hốc chả ngán chỗ nào.
Ấy vậy mà bây giờ Cận em sợ chết các bác ạ.
Khoảng 2 tháng trước, mẹ em lên bàn mổ ( chuyện em có hứa viết mà chưa dám viết), về tâm lý em cũng chuẩn bị cả 8 năm nay rồi nên lúc nhận tin em thấy bình thản lắm. Về nhà đưa mẹ vào viện chẳng hiểu sao em cứ như thể đưa mẹ đi du lịch, còn mẹ em thì sợ chết.
Có thể do ký ức về lần mổ cách đó 8 năm còn hằn sâu trong mẹ nên cụ sợ. Hồi đó em mới bước vào năm nhất, cụ đau mà tự mình chịu, cũng may sao bác em bị tai nạn, cụ vào thăm, các anh chị biết mới bắt đi mổ ngay. Em thì ngu ngơ có biết gì đâu, mọi người nói mẹ không sao, mẹ bảo khỏe rồi tin sái cổ. Tới dịp được nghỉ về thăm mẹ – khoảng 2 tháng sau mổ- nhìn thấy mẹ mà giật mình. Mẹ như cái xác khô, từ hơn 50kg chỉ còn có hơn 30kg. Sau lần đó em tự bảo mình chẳng tin lời mẹ nữa, cứ phải tự kiểm chứng lấy.
Lần mổ ấy mới chỉ là một nửa, bệnh viện họ hẹn sau 3 tháng lên mổ tiếp. Mà sức khỏe không đủ, kinh tế lại khó nên mẹ kiếm đủ lý do không đi. Cứ 2 năm một lần, em giục mẹ đi chữa cho khỏi mà không được. Cho tới lần này là gần tròn 8 năm.
Tuổi mẹ cao hơn nhiều, bệnh càng nặng hơn, chứng kiến tâm trạng của mẹ sau hai lần hội chuẩn em mới thấy rằng. Khi ở ranh giới sự sống và cái chết, ai cũng như ai đều sợ chết cả. Hội chuẩn xong cụ nói: ” nói chung là tao cũng được đủ rồi, đi máy bay, tàu biển, đi cái treo trên không, ăn cũng đủ món rồi, chết cũng được, còn mỗi tý cái cháu nội chưa thấy nó nữa thôi”
Nghe xong em cũng bủn rủn, mặc dù em cứng lắm.
Nhờ anh chị giúp đỡ rất nhiều nên em an tâm về chuyên môn của ca mổ. Điều em lo lắng là sức khỏe của mẹ, chỉ tới khi cầm nắm sỏi trên tay, nhìn mẹ ở phòng hồi sức, em mới nhẹ được phần nào.
Lần này em trực tiếp ở lại với mẹ, nên ai muốn nói gì thì nói, em chăm mẹ theo cách của em là không cho mẹ uống sữa, hay ăn bánh kẹo gì hết. Chỉ có mấy ngày đầu là buộc phải dùng Ensure bột pha uống thay bữa ăn.
Ai mang vào thăm em cũng xếp tủ mang về bán hết luôn, có điều phải rắn, chứ người ngoài nhìn vào thì như kiểu mình không lo cho mẹ. Có khi cả cái viện chắc một mình em nói không với sữa.
Cách của em là chỉ có ăn, ăn, ăn và ăn. May là có nhà chị, chợ gần viện nên cứ rau, trái cây mà bắt cụ ăn. Trái cây thì tuyệt đối không mua loại đắt tiền như nho, táo… cứ chanh leo, vải, dừa mà mua bởi quê em sẵn mấy loại ấy. Có chị đi chợ sớm mua cho hải sản tươi, tôm cá nên càng đỡ.
Sáng dậy thì mật ong pha ấm, lưng buổi thì có món quà sức khỏe từ anh Long Ngọc Nguyễn. Em chưng đều đặn Yến cho mẹ từ hôm mổ tới hơn tháng sau đó. Em tin chắc là mẹ giữ được thể trạng và hồi phục là nhờ một phần lớn từ việc ăn yến vụn ở Dr.Yến vụn của anh Long. Chị em thì khen yến chuẩn nhưng kêu không đẹp như ngoài. Trước đó em không biết yến là gì, bây giờ em biết nó rất tốt cho mẹ em.
Thực tế đã chứng minh cho cái đứa dở người như em. Mẹ hồi phục nhanh, sức khỏe gần như bình thường lại, hiện giờ có thể nói khỏe như trước khi mổ. Một đứa tính toán như em mới ngồi nhẩm tính: món quà từ anh Long nếu quy sang sữa thì tương ứng với tiền 10 hộp Ensure, nhưng tác dụng của nó thì chắc cả trăm hộp Ensure không bằng 2 lạng yến.
Em chợt nhớ lại cũng lần mổ trước đó, được mời và giới thiệu mẹ bỏ 4 triệu mua 3 lọ thuốc của bọn Thiên Sư. Em biết chuyện nói thẳng với người mời rằng: ” Với số tiền ấy, có nhiều cách chữa cho mẹ cháu hiệu quả hơn”
Và em chọn cách ăn uống chính những thực phẩm chất lượng, đáng tin cậy. Thú thực là to mồm vậy, chứ lúc nhìn mẹ với chằng chịt dây, ống thở em vừa thương mẹ, vừa sợ chết với mình. Bởi ít nhất mẹ bị bệnh do cơ địa, còn phần lớn hơn nửa cuộc đời cụ ăn toàn đồ sạch, sống môi trường sạch. Một thứ quá xa xỉ với em bây giờ, cụ ốm có khi khỏe lại dễ, chứ em sợ em ốm là nằm luôn chứ chả chơi.
P/S: một ngày đặc biệt, em viết về một sự kiện đặc biệt quan trọng với người quan trọng nhất với em.
Em cảm ơn anh Long Nguyễn Ngọc vô cùng, cảm ơn cả cái cơ duyên gặp chị Hang Mai nữa.
Nguồn: Nguyễn Ngọc Luân – https://goo.gl/9PTXfH
Thường khi về già người ta nghe kinh phật khi đó lúc lâm trung tâm thần không rối loạn