Please log in or register to do it.

Tọa đàm về thực hiện Chỉ thị 04 về tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông do Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) tổ chức ngày 8/5, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia nhấn mạnh Thông tư 06, Nghị định 34, Nghị định 71 đều không nói đến câu chuyện người tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm đủ chất lượng.

“Trong tất cả các thông báo và trả lời báo chí của chúng tôi trước đến nay cũng chưa bao giờ nói sẽ xử phạt hành vi người tham gia giao thông”.

Ông Hiệp nói, không giống như đua xe, NGƯỜI THAM GIA GIAO THÔNG KHÔNG ĐỘI MŨ BẢO HIỂM ĐÚNG TIÊU CHUẨN KHÔNG GÂY HẠI CHO NGƯỜI KHÁC mà gây hại cho chính bản thân họ.

“CÁI ĐẦU CỦA MÌNH CÒN CHẲNG GIỮ THÌ PHẠT LÀM GÌ?” – Lãnh đạo Ủy ban ATGT Quốc gia nhìn nhận.

Câu nói này của ông Hiệp nhận được sự đồng tình và chia sẻ tràn lan trên facebook. Nói chung, cứ có gì “không phạt” là nhận được sự đồng thuận của rất nhiều người. Nhưng thử ngẫm lại, đây là nhận định chưa hẳn đã đúng hoàn toàn.

Theo tôi, bất cứ lời nói việc làm nào của chúng ta đều có tác động, gây hậu quả tới chính bản thân chúng ta và tới xã hội – cộng đồng sống xung quanh chúng ta. BẤT KỂ ĐÓ LÀ VIỆC GÌ. Người có trách nhiệm, chính là người có ý thức tới các ảnh hưởng xã hội bên cạnh việc chăm chăm chú ý tới được mất của bản thân.

Nếu đọc các tài liệu của Viện nghiên cứu kinh tế xã hội và môi trường về bình đẳng giới, về quyền lợi của người thiểu số (bao gồm cả thiểu số tình dục – LGBT), về hôn nhân đồng giới… chắc hẳn bạn sẽ bất ngờ khi các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc kì thị người đồng tính có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế của một Quốc gia. Hay việc “đã rõ như ban ngày” là nếu chúng ta tiếp tục sử dụng túi nylon vô tội vạ, chặt phá rừng và xả thải ầm ĩ ra kênh rạch sẽ khiến cho lũ lụt ở miền trung ngày thêm khốc liệt, các cơn mưa đá “băm nát” và hủy hoại nhà cửa, hoa màu sẽ không chỉ xuất hiện trên Điện Biên mà còn “đổ bộ” vào Đà Lạt (đã xảy ra), Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Sài Gòn, Hà Nội… Đó không còn là vấn đề chỉ có trên phim ảnh!

Một ngày nào đó mưa đá sẽ “dội bom” xuống ngay khoảng sân hiền hòa của gia đình tôi và bạn. Bất cứ thành viên yêu quý nào trong gia đình chúng ta cũng có thể bị ngã xuống với đầu tóc be bét máu. Mà nguyên nhân chỉ đơn giản từ một chiếc túi nylon!

Tôi không phải là một nhà nghiên cứu để xác định chính xác (hoặc một phần) tác động xã hội của vấn đề tai nạn giao thông. Nhưng ít nhất mình cũng tự suy ra được nếu mình bị té đập đầu xuống đất khi không đội mũ bảo hiểm trong một vụ tai nạn và trở thành người có đời sống thực vật thì hậu quả của việc này khiến bố mẹ, anh em trong gia đình phải gánh chịu nhiều hơn là chính bản thân mình.

Chúng ta có thể không sợ chết nhưng nỗi đau mà mình sẽ gây ra khi người thân chứng kiến mình ngã xuống thì còn đáng sợ hơn cái chết gấp cả trăm lần.

Tôi còn nhớ như in hồi tôi 5 tuổi. Khi đó chị tôi 8 tuổi và đang tập đi xe đạp. Có một lần đang ngồi ở nhà chơi điện tử thì có bác hàng xóm hớt hải chạy vào thông báo chị tôi bị tai nạn ở ngã tư. Mẹ tôi lúc đó đang tính toán sổ sách cộng trừ công nợ đã vứt hết tất cả xuống đất, òa khóc và chạy ào ra đầu ngõ. Mẹ chạy phía trước tôi chạy phía sau. Hết ngõ ra đường được chừng 200m thì tôi thấy mẹ tôi bị vấp và tuột một chiếc dép ra ngoài. Mẹ tôi khựng lại trong giây lát rồi bỏ nốt chiếc dép còn lại để chạy chân không về phía ngã tư.

Tôi chạy tới thu lượm 2 chiếc dép trên tay rồi lẽo đẽo chạy theo. Bằng một sức mạnh phi thường nào đấy mà mẹ tôi chạy đi nhanh lắm tôi không thể nào đuổi kịp. Khi chạy tới ngã 4 thì đã thấy mẹ vừa khóc vừa ôm chị tôi đứng dậy. Có khá đông người đứng quanh và xuýt xoa bàn tán. Chiếc xe đạp nằm chỏng chơ dưới đường, xích bị tuột ra ngoài, cái vành nhôm méo mó.

Không có gì nghiêm trọng trong vụ “tai nạn kinh hoàng” đó. Không có mất mát, không có máu chảy thành dòng, không có nhà xác hay bệnh viện. Chỉ có đống sổ sách vương vãi trên sàn nhà và đôi dép nhựa còn ấm trên tay tôi là hiện hữu. Thế nhưng tôi nhớ khoảnh khắc đó hoài.

Nhiều khi ngồi sau xe của một người nào đó, tôi thường nói với họ rằng hãy chạy chậm thôi. Người ta nói tôi sao nhát quá vậy, tôi bảo tôi không nhát mà tôi rất hèn, tôi cực kỳ sợ chết. Ai thích làm vương làm tướng gì là việc của người đó, còn tôi không “anh hùng” như vậy được. Đã có nhiều lần tôi kêu người chạy xe ôm tấp vô lề và trả tiền chuyển qua xe khác chỉ vì người đó phóng bạt mạng ở trên đường. Tại vì tôi luôn tự hỏi, nếu chẳng may tôi cũng bị tai nạn giao thông, thì ai sẽ là người lút cút chạy theo nhặt chiếc dép rơi ra của mẹ?

>>> Join group Những bài viết hay nhất trên facebook Nguyễn Ngọc Long Backmoon để không bỏ lỡ bất cứ bài viết quan trọng nào trên facebook của mình.

(Nguồn: Nguyễn Ngọc Long’s Facebook – May 10, 2013 at 06:14PM)

Cafe sáng
Chủ quyền biển đảo - những kí ức kinh hoàng

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  1. Long oi ,Mong rang 70 trieu ( a, ma dan so VN minh bao nhieu roi ho??) cung deu co giac mo nhu Long…
    Long lam sao co che do translation nhieu thu tieng di….cho kieu bao minh khap the gioi co the doc…chi co 4 chien si trong gia dinh nho cua chi…sanh o Mi ..biet doc tieng Viet nhung khong hieu het nghia ne..dung bo quen ..nguoi Viet khap noi..cung la con dan dat Viet,the he thu hai thu ba …rat tu hao minh mang dong mau Viet..va ho rat thanh dat,co dia vi…rat rat open mind luon huong ve dat nuoc.