Please log in or register to do it.

A PICTURE IS WORTH A THOUSAND WORDS

Năm 2005, lần đầu tiên ấp ủ ý tưởng làm chương trình Đồng Ca Vì Công Lý, mình tìm tới chú Thu – Thư ký Hội nạn nhân chất độc da cam dioxin Việt Nam để nhờ giúp đỡ.

Mình ngỏ ý xin thật nhiều tư liệu hình ảnh, video clip để đưa lên website “cho mọi người cùng biết đến tội ác của quân Mĩ khi rải chất độc này lên khắp Việt Nam”.

Chú ý mới nói với mình rằng tư liệu thì chú có thể cho nhưng nếu đưa ra ngoài thì nên chọn lọc, bởi vì “đừng làm cho người ta có cảm giác ghê rợn thay vì động lòng thương”.

Lời khuyên đó của chú mình nhớ mãi.

Và mình xin chuyển lời khuyên này của chú Thu đến với một số bạn đang làm từ thiện và kêu gọi ủng hộ từ thiện. Vì quả tình một số hình ảnh, đườnh link các bạn gửi lên wall mình làm mình cảm thấy thực sự… ghê rợn (http://bitly.com/Ppe2UA) đến mức phải nhấn nút HIDE ngay lập tức trong khi ốc ác vẫn nổi lên cục cục!

Đúng là có những bức hình có giá trị hơn trăm ngàn lời nói. Có những bức hình làm thay đổi số mệnh một con người. Có những bức hình làm sửng sốt cả thế giới (http://bitly.com/PpeYs7). Và có những bức hình làm… ghê rợn rất nhiều người :-(

Hình minh họa cho bài này ghi lại một trong những sự kiện chấn động thế giới: hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Đạo Phật của chính quyền Ngô Đình Diệm trong cuộc biểu tình ngày 11 tháng 6 năm 1963 tại góc đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là CMT8 – Nguyễn Đình Chiểu). Ngay lập tức, nó đã gây một ảnh hưởng rất lớn đến chính trị và truyền thông. Bức ảnh do Malcolm Browne chụp.

Thực ra, mình vẫn muốn lấy một bức hình thật gần gũi và thực tế hơn với tất cả mọi người nhưng mình vẫn chưa tìm lại được. Đó là tấm hình chụp chân dung một bà mẹ già tóc bạc trắng ngồi thất thần giữa đống đổ nát ở một làng quê nghèo Miền Trung sau sự tàn phá dữ dội của một cơn bão lớn; ánh mắt người mẹ già đó nhìn ra xa xăm vừa khắc khoải, vừa đau xót nhưng lại vừa kiên cường và bất khuất. Tấm hình này đăng trên trang nhất báo Tuổi Trẻ, do phóng viên ảnh Trần Tiến Dũng chụp ngay tại “hiện trường”.

Khi nhìn thấy bức hình này, mình đã bị ám ảnh dữ dội và gọi điện cho anh Dũng chỉ để nói rằng mình rất ngưỡng mộ tấm hình của anh. ấy chụp Tiếc là bây giờ mình search hoài trên Tuổi Trẻ không ra tấm hình đó, gọi cho anh Dũng thì không liên hệ được và qua tìm hiểu thì được biết anh ý đã đi Philippine rồi. Mình sẽ cố tìm lại và share lên cho các bạn coi trong mục comment sau nhé u003C3

via Nguyễn Ngọc Long Blackmoon’s Facebook

Không phải chuyện gì ở trên đời...
Hiểu biết của chúng ta về dòng sông...

Your email address will not be published. Required fields are marked *