Please log in or register to do it.

Gần đây, trên mạng xã hội (MXH) lan truyền chiến dịch “Bảo vệ y bác sĩ 24h” của một nhãn sữa. Theo đó, người dùng MXH cần tải hình ảnh (có logo nhãn sữa) về, đăng lên tường kèn theo hashtag cũng có tên nhãn sữa thì công ty này sẽ ủng hộ 10.000đ cho các y bác sĩ chống dịch. Chiến dịch này đang vấp phải phản ứng trái chiều. Anh có quan điểm thế nào?

???? Quan điểm nhất quán của tôi từ trước đến giờ là luôn ủng hộ các chương trình thiện nguyện.

 Nhưng có ý kiến cho rằng nhãn hàng này làm vậy vì nhiều người đăng tải hình ảnh có logo của họ. So với việc quảng cáo truyền thống là rất có lời?

???? Các công việc thiện nguyện thường được thực hiện bởi 3 nhóm người.

Nhóm 1, là những người có ẩn ức gì đấy, có tổn thương gì đấy trong quá khứ, và bây giờ họ muốn cống hiến công sức cho các hoạt động cộng đồng. Thí dụ, nếu tôi bị ấu dâm, thì khi có điều kiện, tôi sẽ muốn giúp đỡ những người cũng bị ấu dâm. Nếu tôi bị bạo hành gia đình), thì khi có điều kiện, tôi sẽ muốn giúp đỡ những người cũng bị bạo hành. Nhóm này, họ có động cơ rất rõ ràng là để giải tỏa tâm lý.

Nhóm 2, là những người hoạt động thiện nguyện chuyên nghiệp. Những người trong các tổ chức xã hội – NGO, NPO, CSO… Họ làm việc vừa vì cảm xúc bản thân, mà vừa được trả lương để làm.

Nhóm 3, là doanh nghiệp. Họ có thể làm thiện nguyện vì người đứng đầu muốn như thế. Hoặc họ làm để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), hoặc lồng ghép các hoạt động marketing quảng cáo. Với động cơ như vậy, thì tất nhiên là phải có lợi họ mới làm. Không thì làm làm cái gì? Mà tại sao lại có tư tưởng là bắt doanh nghiệp chịu lỗ để làm từ thiện? Đó là suy nghĩ vớ vẩn, ngu xuẩn.

Bắt người ta “cắt máu” ra đi cống hiến. Rồi tới hồi họ “hết máu” thì bao nhiêu hoàn cảnh bị ảnh hưởng theo? Tôi rất thích và cổ vũ các doanh nghiệp có lợi khi làm từ thiện. Càng có lợi càng tốt. Như thế người ta hào hứng mà làm tiếp.

Chương trình thiện nguyện của một hãng sữa đang gây nhiều phản ứng trái chiều trên mạng xã hội


 Nhưng có ý kiến cho rằng vẫn nhiều doanh nghiệp, thí dụ như Vin, họ làm thiện nguyện một cách âm thầm, đâu cần phải đánh trống khua chiêng, anh thấy sao?

???? Tôi nhấn mạnh rằng tất cả các ý kiến nói rằng doanh nghiệp A, doanh nghiệp B nào đó làm thiện nguyện âm thầm đều nhố nhăng hết. Âm thầm sao nhiều người biết thế để mà mang ra ý kiến rồi so sánh? Đó là một lý luận phi logic và nghe thật buồn cười.

Vin làm âm thầm sao tôi xem được thông tin họ tặng máy thở, tặng tiền tỷ cho Đà Nẵng trên truyền hình trung ương. Trừ phi họ lấm lét làm như ăn trộm, rồi dí dao vào cổ nhà báo nói đứa nào mà đăng tin lên là tao giết chết hết. Như thế mới là âm thầm. Mà âm thầm như thế thì mấy ba mấy má trên mạng lấy đâu thí dụ mang ra so sánh?

 Vậy theo anh cách làm nào tốt hơn?

???? Cách nào cũng tốt. Cứ làm là tốt. Chỉ những đứa không làm xong ngồi chỉ trích mới là không tốt thôi.

Tôi nhắc lại rằng phải cổ vũ cho doanh nghiệp thu được nhiều lợi ích khi làm thiện nguyện. Thế mới tốt cho xã hội. Nếu Vin họ làm ăn thua lỗ, doanh thu sụt giảm thậm chí thua lỗ thì lấy đâu ra tiền mà tặng cho Đà Nẵng, lấy đâu ra máy thở tài trợ bệnh viện, cứu giúp người dân?

Mỗi doanh nghiệp họ có chiến lược riêng, có cách làm riêng. Không thể bắt doanh nghiệp “mặc đồng phục” trong cách làm từ thiện được. Còn những người đang chỉ trích nếu thấy mình giỏi quá thì đi làm từ thiện đi, đừng ngồi chửi đổng và dạy nhà giàu cách tiêu tiền như thế.

 Vậy anh thấy chiến dịch này của nhãn sữa có điểm gì được và chưa được?

???? Họ làm cho nhiều người biết đến họ, tốt cho công ty của họ, đó là cái được đầu tiên.

Họ đưa ra thông điệp bảo vệ bác sĩ, rồi thông điệp đó được lan truyền đi, thì tốt cho các y bác sĩ, và gián tiếp tốt cho xã hội, cho người bệnh, đó là cái được thứ hai.

Họ ủng hộ tiền, và giúp mỗi người chúng ta ủng hộ tiền cho y bác sĩ. Họ tận dụng được sức mạnh của những đồng tiền lẻ. Vì bình thường sẽ hiếm người nghĩ đến việc mang 10.000đ, 20.000đ đi quyên góp! Vì người ta ngại chứ. Bây giờ nhờ có nhãn hàng mà ai ai cũng có thể ủng hộ được tiền. Như vậy là rất quý. Đó là cái được thứ ba.

Còn cái chưa được, chỉ là cách họ truyền thông chưa thật khéo. Lý ra, chẳng cần phải “trốn tránh” cái việc chính bản thân họ có lợi. Cứ thẳng thắn đề cập về việc ấy, và nói rõ “bên cạnh việc chúng tôi có lợi, thì xã hội, cộng đồng và các y bác sĩ cũng có thêm nhiều cáo lợi”. Nếu vậy, chắc không bị phản ứng quá đà.

Nhưng tôi nhấn mạnh, đó là họ truyền thông chưa khéo chứ họ không sai. Trừ phi họ lợi dụng cộng đồng, sau đó xù kèo không ủng hộ tiền thì mới sai thôi. Mà tôi tin, họ sẽ không bao giờ làm điều sai trái đó.


Nguồn: Blogger Nguyễn Ngọc Long trả lời phỏng vấn báo Lao Động

Khủng hoảng truyền thông chiến dịch gây quỹ "bảo vệ y bác sỹ 24h": Nhân văn & lúng túng
Sau COVID, cần xem lại chủ nghĩa dân tộc cực đoan

Your email address will not be published. Required fields are marked *