Please log in or register to do it.

Phát biểu mới đây của ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trở thành đề tài bàn tán sôi nổi trên mạng xã hội. Nhiều người cười cợt, rằng câu nói “Tôi muốn biến Hà Nội thành Paris” là vô cùng… chém gió!

Nhưng buồn cười ở chỗ, câu này thực ra là sản phẩm từ kỹ thuật giật tít của truyền thông, chứ không phải lời ông Phúc.

Khi tôi viết bài này, đầy rẫy tựa bài báo “ở Google” vẫn ghi rất rõ “Thủ tướng muốn biến Hà Nội thành Paris”.

Thực ra, lời phát biểu của ông Phúc nguyên văn đầy đủ thì rất khác:

“Sự kiện lần này tổ chức tại thủ đô, tôi nhớ nhà tư sản Bạch Thái Bưởi có nói: Tôi muốn làm thủ đô Hà Nội tươi đẹp như Paris”.

Đưa câu nói của nhân vật ra khỏi bối cảnh câu chuyện, cắt cúp, biên tập “đại khái” nhiều khi nguy hiểm thế. À tất nhiên, việc này còn có lỗi từ thói quen chỉ đọc tít xong mang ra phán của cư-dân-mạng.

Nhưng thôi, mặt tích cực của “sự cố” này là nhờ những ồn ào đó, người ta biết Thủ tướng – Chính phủ vừa có cuộc đối thoại lớn với cộng đồng 2000 doanh nghiệp.

Đó là “chiến thắng vớt lại” về mặt truyền thông.

Quay lại với lời phát biểu của nhà tư sản Bạch Thái Bưởi (chứ không phải ông thủ tướng), chúng ta nên nhìn nhận thế nào cho thật công tâm?

Bạch Thái Bưởi (sinh năm 1874 – mất năm 1932) là một doanh nhân người Việt nổi tiếng. Ông có gan làm giàu, từ tay trắng làm nên nghiệp lớn. Lúc sinh thời, ông được xếp vào danh sách bốn người giàu có nhất Việt Nam vào những năm đầu của thế kỷ 20 nhờ những lĩnh vực kinh doanh nổi bật nhất là hàng hải, khai thác than và in ấn.

Bạch Thái Bưởi đã được nhiều doanh nhân Việt Nam sau này coi là một tấm gương sáng.

Khi nhận định về ông, hội Khai Trí Tiến Đức cho rằng: Cụ là một bậc vĩ nhân đất Bắc, một bậc trượng phu nơi thương trường đáng làm gương cho các nhà buôn bán noi theo. Ứng Hoè Nguyễn Văn Tố thì nhận định Cụ là bậc anh hùng kinh tế thứ nhất trong kinh tế giới nước nhà.

Mặc dù có một trái tim nhân hậu, và tinh thần nồng nàn yêu nước, nhưng vì tiếp xúc thường xuyên với người Pháp, học tập kỹ thuật tân tiến của người phương Tây, nên cụ đã đưa nhận định: “Tôi muốn biến Hà Nội thành Paris”.

Đưa mọi thứ vào đúng bối cảnh lịch sử, văn hoá để thấy nội hàm câu nói đó có thể hiểu theo nghĩa cụ mong muốn Việt Nam phát triển về kinh tế, khoa học, kỹ thuật và theo kịp các nước văn minh… tại thời điểm ấy!

Còn trong thời đại ngày nay, khi mà Paris định hình thương hiệu “kinh đô ánh sáng và thánh đường thời trang” của thế giới, thì chắc cụ Bạch Thái Bưởi, một nhà tư sản, một người làm kinh tế sẽ không phát biểu như vậy nữa.

Vậy Hà Nội, trên trường Quốc tế bây giờ, nên “đẹp như thủ đô nước” nào sẽ tốt?

 Vậy Hà Nội, trên trường Quốc tế bây giờ, nên “đẹp như thủ đô nước” nào sẽ tốt?

Tôi nghĩ, với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, kinh tế phụ thuộc nhiều vào khối FDI với nguy cơ trở thành “bãi rác” của các Tập đoàn công nghiệp nặng như hiện tại, Vietnam cứ “đẹp” về mặt môi trường như Mĩ, Canada và Nhật thì sẽ tốt hơn. Còn nếu hướng tới một nền kinh tế khoẻ mạnh nhờ minh bạch, giảm tham ô hối lộ sách nhiễu cửa quyền như quyết tâm của Bộ chính trị đặt ra, thì Hà Nội nên “đẹp” như thủ đô của Đan Mạch, Phần Lan và Thuỵ Điển là tuyệt nhất.

Tôi gọi đó là vẻ đẹp của sự vừa vặn. Vẻ đẹp của sự tiến bộ hài hoà, tương xứng và hợp lý, giống như hình ảnh cô giáo Quốc dân dùng điện thoại Quốc dân Mobiistar, bay bằng hãng hàng không Quốc dân Vietjet và dùng mạng di động Quốc dân Viettel Telecom vậy đó

Nguồn: Nguyễn Ngọc Long – https://goo.gl/iCqPPc

(Vẻ đẹp của sự vừa vặn) áo đẹp là chiếc áo đúng Form người.
Việt Nam sắp có "phần mềm diệt virus Quốc Dân"

Your email address will not be published. Required fields are marked *