Please log in or register to do it.

Theo các báo cáo, mã độc tống tiền WannaCry chỉ trong vài giờ đã lây nhiễm hơn 100.000 máy tính trên toàn thế thế giới.

Ngày 13/5, ngay khi Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông phát đi thông tin hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện biện pháp xử lý khẩn cấp mã độc WannaCry, tập đoàn công nghệ BKAV trở thành một nguồn tin tham khảo chính từ các báo.

Chiều 13/5, BKAV phát thông cáo nói Hệ thống giám sát virus của hãng ghi nhận đã có những trường hợp lây nhiễm mã độc này tại Việt Nam.

Chiều 14/5, BKAV đưa dự báo, số lượng máy nhiễm sẽ tăng mạnh vào đầu tuần khi mọi người đi làm trở lại. Hãng đồng thời công bố số liệu ước chừng Việt Nam có tới 52% máy tính tồn tại lỗ hổng EternalBlue.

Sáng 15/5, Bkav phát hành công cụ miễn phí kiểm tra mã độc WannaCry. Theo thống kê sơ bộ của Truyền thông Trăng Đen, đường link tải về công cụ này được đăng trực tiếp trong gần 100 tờ báo lớn nhỏ tại Việt Nam, không tính những trang tin đăng lại.

Chiều 15/5, chúng tôi sử dụng Google Trend để kiểm đếm và thấy lượt tìm kiếm BKAV tăng đột biến. Dự đoán, BKAV sẽ vẫn là “ngôi sao” trong một vài ngày tới.

Tối 15/5, dùng các công cụ thống kê trên mạng xã hội (social listening), chúng tôi ghi nhận các cuộc thảo luận về BKAV có tăng nhưng không mạnh mẽ như lượt tìm kiếm ở Google. Đổi lại, số lượng các thảo luận “tích cực” và “trung tính” lại nhiều hơn hẳn các thảo luận “tiêu cực”.

BKAV có tận dụng được cơ hội để vươn mình trở thành “Thương hiệu Quốc dân”?

Một thời gian dài trước đây, BKAV thường bị cư dân mạng “dìm hàng” là phần mềm diệt virus “quăng bomb”, gắn với hình ảnh lãnh đạo của hãng là anh Nguyễn Tử Quảng. Sự việc bị đẩy lên đỉnh điểm với màn ra mắt “siêu phẩm điện thoại” BPhone được cho là vượt trội so với nhiều thương hiệu hiện có trên thế giới.

Rõ ràng, đợt tấn công trên diện rộng lần này của mã độc WannaCry đã “vô tình” giúp BKAV được phủ sóng trên truyền thông với một hình ảnh rất đẹp, và “nền nã” hơn các chiến dịch trước rất nhiều.

Liệu hãng có tận dụng được tốt cơ hội này để vươn lên, chiếm trọn cảm tình của người dùng và chuyển mình thành “Phần mềm diệt virus Quốc dân” như các thương hiệu mobiistar, Vietjet và Viettel hay không thì chúng ta… cùng chờ đợi!

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Tập 1 – mobiistar bất ngờ vượt mặt Apple về số lượng máy bán ra

Tập 2 – Có thật mobiistar “không làm gì hết” mà tự nhiên giành thắng lợi?

Tập 3 – Từ sản phẩm “cho mọi người” đến sản phẩm “Quốc Dân”

Tập 4 – Điều gì tạo nên một Thương hiệu Quốc dân?

Tập 5 – Sau Vietjet, Viettel và mobiistar, còn nhãn hàng nào sẽ thành Thương hiệu Quốc Dân?

Tập 6- Game đoán chữ “Thương hiệu Quốc dân”

(Vẻ đẹp của sự vừa vặn) Sài Gòn đẹp như Singapore, Hà Nội đẹp như thủ đô nước Pháp
Khủng hoảng truyền thông Hương Giang idol: KHÔNG CẦN DẬP

Your email address will not be published. Required fields are marked *