Please log in or register to do it.

(Cảm hứng từ group We love Vietjet ❤️)

Hôm nay cô giáo đón bà nội Xuyến Thị Nguyễn từ Hà Nội vô lại Sài Gòn. Vì màn chia tay chia chân lâu quá, cộng thêm uber lạc đường, cộng tiếp vụ kẹt xe, thế là ra sân bay trễ gần 10 phút.

Mà đã trễ, thì đương nhiên cô sẽ đi đóng phạt để mau chóng có vé chuyến kế trong thời gian sớm nhất, vì sợ bà nội phải đợi lâu. Nhưng cô thấy có một chị kia thì không như vậy.

Chị lu loa chửi bới em checkin thấy tội, rằng tại sao chị đi trễ có… 15 phút (!) mà phải đóng phí 400 ngàn, còn mấy lần hãng delay thì chỉ cần xin lỗi. Chị kết luận, như vậy là vô lý và thực sự bất công.

Đáng buồn là, em nhân viên checkin chỉ giải thích rằng đó là “quy định chung của hãng”. Mà điều đó, không làm cơn giận của chị khách kia được nguôi ngoai.

Cô giáo rất cảm thông với chị khách bị đi trễ, nhưng cũng thấy đáng thương vì chị đang phải ôm một cục tức không đáng có (mà cuối cùng cũng vẫn phải đóng tiền).

Thực ra, nếu tìm hiểu kỹ, chị sẽ biết rằng quy định đi trễ phải đóng tiền là một quy định… RẤT CÓ LỢI MÀ CHỈ NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ÁP DỤNG.

Bản chất Vietjet (hoặc Jetstar) được định nghĩa là Hàng không giá rẻ, hàng không tiết kiệm. Mà theo thông lệ chung trên thế giới, vé giá rẻ sẽ trở thành tờ giấy lộn nếu khách không có mặt trước khi quầy checkin đóng lại.

(Điều lệ vận chuyển trên website của AirAsia, hãng hàng không giá rẻ nổi tiếng thế giới có quy định rõ “Không check-in đúng giờ và không lên máy bay trước giờ khởi hành, tiền vé quý khách đã thanh toán sẽ không được hoàn trả với bất kỳ lý do nào” https://www.airasia.com/…/abou…/terms-and-conditions-ak.page)

Riêng tại Việt Nam, do đặc thù là một quốc gia… đi trễ, nên các hãng bay giá rẻ, giá tiết kiệm mới “đồng lòng” đệ trình Cục hàng không cho áp dụng chính sách giá vé kiểu “xuề xòa” để khách hàng đỡ thiệt!

Vậy nên, cũng chỉ tại Việt Nam, khách cầm vé tới sau khi quầy checkin đóng lại mới được “đóng thêm một ít tiền” để đổi qua chuyến khác.

Với Hàng không giá đắt như VietnamAirlines. Bạn đi trễ, sẽ được đổi vé không mất phí, nhưng “bù lại” tiền mua vé lại rất cao. Cao hơn cái mức được “đóng phạt” của các hãng giá rẻ kia rất rất nhiều lần.

Nhưng ngay cả với VietnamAirlines, thì nếu khách mua trúng vé hạng siêu tiết kiệm, thì việc đổi vé cũng sẽ mất phí như thường. Thậm chí, mức phí của VNA áp dụng còn gấp 1,5 lần là 600.000đ thay vì 400.000đ như Vietjet (https://www.vietnamairlines.com/…/book-flight-now/fare-type…)

Còn về phần các hãng hàng không, nếu vì lý do bất khả kháng phải delay, bản thân họ chính là người chịu thiệt đầu tiên. Nhưng luật quy định khi delay trên 4 tiếng thì hãng phải đền bù từ 200.000đ đến 400.000đ tùy quãng đường dài ngắn với chuyến bay nội địa. Và việc đền bù này, khi nhân với cả trăm khách thì số tiền bỏ ra cũng không hề nhỏ.

Vấn đề là, cô giáo thấy kỳ lạ khi cả 3 hãng “đầu đàn” là VNA, JS và Vietjet đều chưa từng truyền thông vấn đề này một cách bài bản và thông suốt? Để hệ quả xảy ra là một chính sách lý ra phải được khách hàng ủng hộ lại biến thành điều gây bực bội?

Kể từ hôm nay, mấy đứa nhớ đừng “ghen ngược” nếu phải đóng phí này. Thay vào đó, nên cảm thấy sung sướng vì vé của mình đã không bị vất vào sọt rác!

Nhưng trên tất cả, hãy thu xếp đến sân bay sớm để có một chuyến đi vui vẻ. Còn trong trường hợp không may, hãy là một người mua hàng thông thái, hành xử bằng sự hiểu biết và lý lẽ, để luôn hạnh phúc và nở nụ cười thật tươi như cụ Xuyến.

Mấy đứa đã nhớ chưa?


 

Nguồn: Facebook Nguyễn Ngọc Long

Bài học xương máu về việc 'bỏ tất cả' để theo đuổi đam mê của chàng trai 'đánh cược' với máy tính
Focusnews - Saostar ghi điểm!

Your email address will not be published. Required fields are marked *