Lùm xùm giữa Thủy Tiên và người hâm mộ về số tiền 30.000.000 chuyển nhầm đã đi đến hồi kết.
Thủy Tiên giải thích rằng vì là ca sỹ thì hát chênh phô một nốt nhạc có thể nhận ra ngay, nhưng cô không thể biết con số trong sao kê là số thẻ hay số tài khoản của người ủng hộ. Việc này có hợp lý không? chúng ta cùng phân tích.
@bloggernguyenngoclong Thủy Tiên xin lỗi và gửi trả 30 triệu: cần hiểu đúng về minh bạch #thuytien#tuthien #nguyenngoclong #truyenthongtrangden
♬ original sound – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Ngọc Long
Có hai từ khoá tối quan trọng khi làm từ thiện là giải trình và minh bạch. Chúng ta phải minh bạch khoản chi và minh bạch cả khoản thu.
Minh bạch khoản chi tức là phải:
- Có hóa đơn chứng từ cho mọi giao dịch
- Chi đúng người đúng số tiền đúng thời gian như trong kế hoạch lúc kêu gọi ủng hộ; và
- Quản lý tốt chi phí vận hành (thường là dưới 7% tổng số tiền quyên được).
Minh bạch khoản thu tức là trong quy chế hoạt động của hội nhóm hay mỗi chiến dịch từ thiện cần nói rõ:
- Thời gian bắt đầu và kết thúc nhận quyên tiền
- Có biên lai xác nhận cho các khoản đóng góp lớn và
- Công bố chi tiết tất cả các khoản thu trên website và fanpage chính thức (rất tốt nếu trong vòng 48 giờ đồng hồ từ khi tiền về tài khoản hoặc chậm nhất ở thời điểm kết thúc nhận quyên tiền)
Nếu làm tốt việc “sao kê trực tuyến” này, tất cả những mạnh thường quân đóng góp cho Thủy Tiên không chỉ yên tâm khi biết tiền của mình đã về tài khoản, mà họ còn phát hiện được ngay nếu có phát sinh nhầm lẫn.
Còn việc thông báo rõ ràng trong quy chế hoạt động về thời gian bắt đầu và kết thúc nhận quyên tiền thì sẽ không xảy ra tình trạng phải trả lại các khoản tiền đã nhận sau khi ekip giải ngân, cho dù đó là khoản đóng góp tự nguyện hay phát sinh do nhầm lẫn.
Rõ ràng, lỗi của Thủy Tiên trong sự cố có người chuyển nhầm tiền vì cô chưa làm đúng quy trình minh bạch khoản thu, chứ không phải vì khả năng phân biệt số thẻ hay tài khoản. À, và tất nhiên động tác đưa “sao kê giải ngân” hàng trăm tỷ bằng mấy tờ giấy viết tay cũng chưa đúng định nghĩa Giải trình của việc làm từ thiện chuyên nghiệp.
Nếu thực sự thiện chí muốn rút kinh nghiệm để những chương trình từ thiện tới có kết quả tốt hơn, Thủy Tiên cần phải học cách làm từ thiện cho chuyên nghiệp.
Thời gian gần đây, hàng loạt nghệ sỹ vướng lùm xùm khi làm từ thiện.
Trấn Thành tuyên bố đừng bắt chúng em phải giải trình; Đàm Vĩnh Hưng dỗi nói đếch thèm kêu gọi từ thiện nữa; Hoài Linh om tiền quỹ đến tận nửa năm… Tất cả các sự cố này, đều có chung lý do gốc rễ sâu xa, đó là nghệ sỹ đang xem nhẹ và đơn giản hóa việc làm từ thiện. Đó là suy nghĩ chưa đúng, nhưng thông cảm được.
@bloggernguyenngoclong Nghệ sỹ được gì và mất gì khi làm từ thiện? #nguyenngoclong #truyenthongtrangden #thuytien #phananh #damvinhhung
♬ original sound – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Ngọc Long
Mấy nguyên tắc về Minh bạch và Giải trình ở tút này cũng chưa phải là tất cả. Nó được lược bớt đi theo cách đơn giản, dễ hiểu và dễ áp dụng nhất thôi. Nếu các anh chị người nổi tiếng có tâm làm từ thiện và có suy nghĩ giúp đời giúp người thực sự, thì cố gắng học hỏi (ở những người có chuyên môn khác) nhằm chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa việc làm của bản thân mình.
@bloggernguyenngoclong Nghệ sỹ làm từ thiện làm sao cho chuyên nghiệp? #hoailinh #tranthanh #thuytien #nguyenngoclong #truyenthongtrangden
♬ original sound – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Ngọc Long
Đó là cách tốt để giúp đời, và cũng là điều mà khán giả, người hâm mộ nhìn vô để đánh giá, nghệ sỹ làm từ thiện với cái tâm trong sáng hay chỉ coi từ thiện như công cụ để đánh bóng bản thân.
Thân mến,