Hãy tìm ra tình yêu và sự đam mê của mình trong công việc. Hãy kết nối nó đến với những giá trị nhân văn mà các em có thể tạo ra, đằng sau chuyện kiếm tiền, không chỉ việc kiếm tiền.
Sáng nay cô giáo đọc được một câu chuyện hay, kể lại cho mấy em nghe.
Vì thương các con mỗi ngày phải trèo núi ra thị trấn học, ông bố Ấn Độ hì hục đào, phá núi suốt 2 năm.
Với những công cụ thô sơ, một người đàn ông Ấn Độ hai năm qua cần mẫn đào 8 km đường núi để con đến lớp.
Theo tờ Guardian, ngày nào ông Jalandhar Nayak, 45 tuổi, sống ở một ngôi làng hẻo lánh ở bang Odisha, Ấn Độ, cũng dành 8 tiếng đồng hồ để phá đá, mở đường xuyên núi cho con đi học.
Đến nay, ông đã đào được đoạn đường dài 8 km, và dự định sẽ đào thêm khoảng 7 km trong 3 năm tới.
Cô giáo ngồi nhẩm tính, 2 năm nhân với 365 ngày, nhân 8 tiếng, chia cho 1000, vị chi mỗi giờ ông bố đào được 0.73m đường.
Tức là bằng khoảng 3 gang tay cô giáo.
Chẳng biết tính xác thực của câu chuyện đến đâu, có được thêm mắm dặm muối gì cho thêm drama hay nội tình có gì loằng ngoằng không nữa, nhưng cô vẫn cứ tin và muốn tin là thật. Vì “cha mẹ thương con biển trời lai láng” mà phải không mấy đứa?
Chợt nhớ 5-6 năm về trước, cô giáo cũng đọc được câu chuyện tình yêu của cụ ông với cụ bà người Trung Quốc.
Vì quá yêu thương vợ (goá phụ, hơn chồng 10 tuổi, đã qua một lần đò), người đàn ông super-man trong ảnh đã cần mẫn đục đẽo tạo ra đến 6000 bậc thang trên núi đá.
Ảnh tư liệu năm 2006, một năm trước khi tuổi già và bệnh tật chia lìa tình yêu của hai người. Từ Triều Thanh nhìn vợ ánh mắt trìu mến đầy thâm tình.
Câu chuyện được coi là minh chứng cho tình yêu đẹp nhất Trung Quốc thời hiện đại, lên cả phim ca nhạc hoạ và khiến hàng triệu người ngưỡng mộ.
Ngồi ngẫm nghĩ, cô giáo thấy có mấy điểm chung và rút ra bài học từ hai câu chuyện.
Một là, khả năng của con người chúng ta là vô hạn, đừng bao giờ nói câu tôi không làm được, chỉ là, có muốn làm hay không, đúng không hả các em?
Hai là, khi đặt mục tiêu (cho bản thân mình cũng như công việc), hãy đặt ra mục tiêu rõ ràng, cụ thể, đơn giản dễ hiểu và dễ hình dung. Như trong câu chuyện của chúng ta là “đào đường”, hoặc “đục cầu thang”, nói một cái là sẽ hiểu kết quả cuối cùng như thế nào ngay.
Ba là, phải biết cách nuôi dưỡng tình yêu của mình đối với công việc dắt đến mục tiêu mà mình đã vạch ra. Miễn tình yêu đủ lớn, thì chúng ta sẽ có đủ kiên trì. Mà miễn đủ kiên trì, không gì là không đạt được.
Đó là lý do vì sao cô cần nghe các em kể cho cô biết, Dr Yến Vụn giúp các em khoẻ mạnh ra sao, bố mẹ các em chiến thắng bệnh tật đau em ốm thế nào? Truyền thông Trăng Đen mang tới cho các em hiệu quả tốt trong công việc kinh doanh, hoặc cuộc sống thay đổi theo chiều hướng tích cực thế nào?
Hàng mỗi ngày hay mỗi giờ cũng được. Để cô giáo có động lực nuôi dưỡng tình yêu của mình dành cho những công việc ấy, gián tiếp phục vụ mỗi đứa được tốt hơn.
Cũng như chính bản thân các em, hãy tìm ra tình yêu và sự đam mê của mình trong công việc. Hãy kết nối nó đến với những giá trị nhân văn mà các em có thể tạo ra, đằng sau chuyện kiếm tiền, không chỉ việc kiếm tiền.
Khi ấy, mọi ước mơ, hoài bão, mọi mục tiêu của các em đặt ra đều sẽ trở thành sự thật và mỗi ngày làm việc đều khiến các em cảm thấy an vui, hạnh phúc. Thật nhiều.
Nguồn: Facebook Nguyễn Ngọc Long