Vietnammobile là thương hiệu viễn thông của Hanoi Telecom. Cho nên, tiêu đề blog-entry này lẽ ra phải để là “Tại sao Hanoi Telecom quyết mua lại EVN Telecom bằng mọi giá”. Tuy nhiên, MMun sẽ dùng chữ Vietnammobile thế vô cho các bạn thấy thân thuộc và dễ hiểu. “Rào trước” như vậy để khỏi ai bắt bẻ.
***
Cách đây chừng 7 tháng, cái tên EVN Telecom được quan tâm đặc biệt khi có thông tin tập đoàn FPT muốn mua 60% cổ phần và trở thành cổ đông chi phối. FPT cũng thể hiện rất rõ quyết tâm của mình khi nhanh chóng đặt cọc hơn 700 tỷ đồng cho thương vụ mua bán sát nhập này.
Báo chí phân tích FPT thèm khát tấm giấy thông hành cung cấp dịch vụ 3G của EVN Telecom để triển khai dịch vụ viễn thông. Tuy nhiên, theo đánh giá của MMun thì FPT mong muốn nhiều hơn thế.
Ở 2 thành phố lớn là Saigon và Hanoi, mảng kinh doanh ADSL của FPT không “đấu” lại với VNPT và Viettel. Mở rộng thị trường ra các thành phố nhỏ thì FPT phải “giao chiến” với EVN Telecom vốn có lợi thế chi nhánh điện lực ở khắp các tỉnh thành. Chưa kể tới việc đường cáp Internet của FPT lại “treo nhờ” trên hệ thống dây diện của công ty viễn thông điện lực. “Đánh chó phải ngó mặt chủ”, làm sao FPT dám “mạnh tay hạ thủ” khi cạnh tranh với EVN Telecom ở thị trường tỉnh?
Như vậy, với việc “mua lại” (giữ quyền chi phối) EVN Telecom, FPT sẽ đạt được một công đôi ba việc. Vừa đỡ phải “chiến đấu” với EVN, vừa đỡ phải “xây dựng căn cứ địa” ở 63 tỉnh thành (vì có thể sử dụng ké cơ sở vật chất và con người của EVN), vừa tăng cường sức mạnh cho hệ thống xương sống (cột điện) mà mạch máu (đường truyền) của FPT đang thuộc dạng ký sinh.
Vậy nên, khi Chính phủ có quyết định không cho phép EVN Telecom bán quá 49% cổ phần cho FPT thì tập đoàn này nhanh chóng ra nghị quyết tháo chạy khỏi thương vụ mua bán đình đám. Nếu không có quyền quyết định ở EVN Telecom, FPT thật khó lòng hiện thực hoá những mục tiêu vừa kể.
Khoảng thời gian 7 tháng từ đó đến nay, số tiền hơn 700 tỷ đặt cọc của FPT vào EVN Telecom vẫn đang ở trạng thái bị treo và chưa biết sẽ được định đoạt thế nào. Cái tên EVN Telecom cũng mau chóng trở nên nguội lạnh. Nhưng mấy ngày gần đây, dư luận nóng trở lại với thông báo sẵn sàng tiếp quản EVN Telecom của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. Rồi ngay sau đó, cái tên EVN Telecom càng trở nên “hot hàng” khi Vietnammobile cũng lên tiếng quyết tâm mua lại EVN Telecom bằng mọi giá.
Nhớ lại trước đây, khi đăng ký thi tuyển 3G, Vietnammobile đã phải liên minh với EVN Telecom để gia tăng sức mạnh và lấy được giấy phép từ Chính phủ. Vậy nếu bây giờ Viettel tiếp quản EVN Telecom thì họ chỉ còn một nửa băng tần để triển khai dịch vụ băng thông rộng, dịch vụ 3G tốc độ cao là không khả thi; hệ lụy là mạng 3G của Vietnammobile có thể chết yểu và nỗ lực đầu tư hàng tỉ USD của Hanoi Telecom và đối tác sẽ trở nên vô nghĩa.
Vì cớ gì mà trong suốt khoảng thời gian dài như vậy cả Viettel và Vietnamobile không đặt vấn đề sát nhập EVN Telecom cho đến đúng ngày đúng tháng thì cả hai lại lao vào nhau để tranh giành? Câu trả lời rất đơn giản, vì bây giờ chính là thời điểm cho một “xã hội 3G” thực thụ.
Và tác nhân chính của cuộc đua song mã này chính là ông lớn Qualcomm – đơn vị sản xuất ra các chip set thế hệ mới và đang ra sức thúc đẩy cho sự phát triển của 3G tại Việt Nam.
Chiến lược của Qualcomm tại Việt Nam, trong năm nay và những năm tiếp theo, là tập trung vào công nghệ di động 3G hay điện thoại di động bằng cách phối hợp với các mạng di động nâng cao chất lượng. Qualcomm cũng có kế hoạch hợp tác với Viettel theo đúng mô hình của AT&T với lại Apple. Tức là, Viettel sẽ được “hỗ trợ” để sản xuất ra các loại điện thoại di động công nghệ 3G sử dụng chip của Qualcomm với giá thành cực rẻ khi sử dụng sóng Viettel.
http://www.youtube.com/watch?v=CPwDkVnF-YQ
Qualcomm đang ngày càng tung ra nhiều hơn những bộ vi xử lý thực sự rất “xiêu nhân” khi tích hợp tất tần tật n tính năng vào 1 chipset “nhỏ bằng cái móng tay” để có khả năng hoạt động tốt hơn và sử dụng ít năng lượng hơn (chipset Snapdragon là một ví dụ điển hình). Các chipset này sẽ được “tuồn qua” Trung Quốc để sản xuất ra những thiết bị xách tay siêu rẻ, sau đó được các công ty Việt Nam “hợp tác sản xuất” lần nữa để trở thành những chiếc điện thoại di động hay máy tính bảng made-in-Vietnam với giá thành cực thấp và bán cho người sử dụng bình dân.
Q-mobile là thương hiệu Việt đầu tiên có sản phẩm điện thoại 3G ra đời sau sự hợp tác với Qualcomm. Mẫu điện thoại 3G S10 của họ dùng hệ điều hành Android được bán với giá hơn 4 triệu đồng. Có lẽ đây là sản phẩm điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android giá rẻ nhất thế giới tại thời điểm hiện nay. Gần đây nhất là sự kiện FPT cho ra đời máy tính bảng, được tích hợp bộ vi xử lý Qualcomm MSM 7227 và nhanh chóng trở thành tablet 3G rẻ nhất tại Việt Nam với giá bán chưa tới 5 triệu đồng.
Có thể thấy rằng, mặc dù Qualcomm nói rõ chiến lược của họ từ hồi đầu năm 2011, nhưng chỉ đến khi những dòng sản phẩm 3G có giá siêu rẻ như vậy ồ ạt ra mắt và được người dùng đón nhận thì các nhà mạng mới có sự quan tâm đúng mức. Và nhất là sau khi Qualcomm đưa rất nhiều lãnh đạo cấp cao trong ban bệ của mình bay qua Việt Nam tham dự sự kiện “3G right here, right now” với mục đích bình dân hoá khái niệm 3G tới người dùng phổ thông thì thị trường 3G buồn tẻ của Việt Nam mới được thổi vào đó một làn gió mới.
Những quyết sách đó của Qualcomm đã khiến Vietnammobile như ngồi trên đống lửa. Và họ phải bằng mọi giá giữ lại trọn vẹn tấm giấy thông hành 3G đang chia sẻ với EVN Telecom vì chẳng mấy chốc nữa thôi, đó sẽ là yếu tố sống còn của mạng viễn thông này.
Cuộc đua song mã sẽ còn nhiều gay cấn cho đến khi Chính phủ ra quyết định cuối cùng về việc sẽ “gả” EVN Telecom về cho “anh quân đội” hay “bác da cam”. Nhưng cho dù kết quả có thế nào, thì lướt web; xem phim, nghe nhạc (trực tuyến); kiểm tra sức khoẻ, hỗ trợ an ninh… sẽ không còn là “đặc quyền” của những người tiêu dùng giàu có. Tương lai 3G giá rẻ mà Qualcomm vẽ ra đang đến rất gần.
hay hay
Cop nhặt lung tung, vớ vẩn!
Mua vui cũng được một vài trống canh :D
như vậy có phải Qualcomm là người đang giúp đất nước VN tiếp cận với văn minh? và liệu Qualcomm có phải là một cty phương tây do Tàu khựa điều khiển?
ờ bạn hiểu sai ý tớ rồi, do Tàu điều khiển ko hẳn là cty đó thuộc China Country hoặc giám đốc là người Tàu mà có thể tổng GĐ là ng gốc Tàu, chơi thân vs Tàu hoặc bị Tàu mua chuộc vv…vv bla bla bla nhưng mà dù thế nào thì tóm lại thằng này nó đang khuấy động mạng 3G ở VN để chuẩn bị hốt bạc vì nó thừa hiểu VN vẫn thích hiệu ứng bầy đàn theo đám đông nên thị trường lớn và dễ thay đổi.
Càng nhiều nhà cung cấp, khác hàng càng có lợi :)
@Mèo Mun Thật tình hôm nay mới đọc kỹ lại bài này, có vài chỗ em thấy chưa được đúng lắm.
Anh coi lại xem thế nào.
“Có lẽ đây là sản phẩm điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android giá rẻ nhất thế giới tại thời điểm hiện nay.” Qmobile S-10 không phải là Android rẻ nhất. Ví dụ: http://zik.vietteltelecom.vn/v8402.html.
Nói rằng chiến dịch 3G của Qualcomm thổi lửa vào đít Vietnamobile e rằng nâng bi Qualcomm quá. Cá nhân em đánh giá cao chiến dịch này. Nhưng yếu tố Qualcomm không phải là quá mạnh với thị trường Việt Nam. 3G như 1 dòng nước dâng lên và sắp đạt đỉnh, chiến dịch Qualcomm chỉ là một tác nhân thúc đẩy cho dòng nước đó cao thêm chút đỉnh (và may mắn thì là giọt nước làm tràn ly) :P