Please log in or register to do it.

(Bài đã đăng tại http://bitly.com/1eQx9Di)

Gmail ra đời ở thời điểm mà Yahoo Mail đang thuộc hàng top đầu thế giới. Cùng với đó là các dịch vụ Hotmail, Email, MSN, Doramail, aolAOL và một vài tên tuổi khác.

Yahoo Mail cho người dùng 4MB miễn phí. Các dịch vụ kia cũng cung cấp dung lượng tương tự. Trong bối cảnh đó, Gmail tung đòn hiểm với thông báo cho người dùng tới 1024MB, tức là 1GB dung lượng hộp mail, hoàn toàn miễn phí.

Một con số không tưởng và làm cả thế giới dotcom phải “sửng sốt, bàng hoàng”.

Google chưa bao giờ nói rằng họ cung cấp miễn phí 1GB là để dằn mặt Yahoo hay Microsoft. Đơn thuần là họ “muốn người dùng không bao giờ phải xóa email”.

Thay vì cạnh tranh bằng tính năng (thực tế thì khi ra mắt, Gmail có hàng tá tính năng tốt hơn Yahoo Mail và Hotmail), GOOGLE ĐÃ KÉO CÁC ĐỐI THỦ QUA SÂN CHƠI MỚI, NƠI PHÁT HUY TỐT NHẤT LỢI THẾ CẠNH TRANH KHÔNG THỂ NÀO THAY THẾ CỦA HỌ – ĐÓ LÀ TÌM KIẾM.

Với hàng nghìn, hàng chục nghìn email trong Inbox, người dùng chỉ có thể “sống sót” bằng tìm kiếm. Vậy là, hoặc Yahoo và Microsoft chấp nhận gia nhập cuộc chiến “hàng Gigabyte miễn phí”, hoặc là… tự đầu hàng! Vì không có lý do gì để người dùng phải cân nhắc giữa 4MB và 1024MB cả.

Nhưng nếu gia nhập cuộc chiến “hàng Gigabyte miễn phí”, cả Yahoo và Microsoft đều không thể “chiến” lại được Google trong tính năng tìm kiếm email. Hoặc ít nhất, họ từ kẻ đi trước, lại trở thành người về sau ở sân chơi mới.

Google khôn quá.

Cuối cùng, sau một thời gian “cứng đầu” mà không thấy “nhiệm mầu”, Yahoo và Microsoft đã chấp nhận cho người dùng email của họ được sở hữu dung lượng email lớn tương tự Gmail. Yahoo Mail thậm chí còn cho một không gian lưu trữ không giới hạn (unlimited), thay vì 10GB như của Gmail và 2GB của Microsoft.

Nhưng đến thời điểm mà Yahoo! ra quyết định, vấn đề không còn nằm ở chỗ dung lượng email là bao nhiêu nữa. Vì thực ra, hiếm người “bình thường” nào sử dụng hết 10GB của Gmail cung cấp. Câu hỏi đặt ra là với từng đó email, hãng nào cung cấp một cơ chế sắp xếp, phân loại, tìm kiếm thông minh và hiệu quả? Câu trả lời chỉ có Gmail – Google là vô địch.

Tiến thêm một bước, Google ra mắt dịch vụ Google Docs với các công cụ soạn thảo văn bản, bảng tính, trình chiếu online. Về sau, dịch vụ này được “tích hợp” sâu với Gmail tạo thành nền tảng Google Drive. Một ứng dụng điện toán đám mây.

Ở mảng này, Google phải đối đầu với Live (của Microsoft) và Zoho (công ty có các sản phẩm tương tự Microsoft nhưng phát triển mạnh ở thị trường điện toán đám mây).

Trong khi các đối thủ ra sức nâng cấp các tính năng mỗi ngày. Thì Google có vẻ như hơi chậm tiến. Thực ra không phải vậy. Họ làm ra những tính năng quan trọng và “căn cơ” nhất cho Google Docs, sau đó tập trung nguồn lực vào việc xây dựng các API, chấp nhận “mở cửa” nền tảng Google Drive cho các hãng thứ 3 có thể phát triển ứng dụng cùng.

Và cách đây vài ngày, Google công bố kho “ứng dụng mở rộng” (Add-on) cho Google Drive. Trong đó, có cả ứng dụng của Zoho – một đối thủ của Google Docs.

Bằng việc mở cửa kho ứng dụng, Google mang lại một lợi ích rất lớn cho người dùng cuối, đó là việc không phải từ bỏ các ứng dụng trực tuyến quen thuộc và khả năng tập trung tất cả các dịch vụ (lẽ ra là phân tán) vào một nơi duy nhất. Google cho đối thủ vào thẳng “trong nhà” của họ để “mua chuộc” người dùng. Cái mà họ giữ lại cuối cùng, chính là một kho dữ liệu khổng lồ.

Bây giờ, bạn có thể soạn thảo văn bản bằng Google Docs, Offlive Live, Zoho… hoặc bất kỳ một phần mềm nào khác. Nhưng cuối cùng, dữ liệu của bạn được lưu trữ tại Google Drive. Và bạn sẽ rất muốn lưu trữ file của bạn ở đó, một lần nữa, vì khả năng quản lý, sắp xếp và tìm kiếm ưu việt của Google.

Với bước đi này, Google kéo được những hãng lẽ ra là “đối thủ” của họ đứng về một phía, trở thành đồng minh trong cuộc chiến thay đổi thói quen của người sử dụng, từ soạn thảo văn bản offline bằng Microsoft Office qua soạn thảo online, có thể là bằng Zoho hoặc Google Docs (và các hãng khác thứ 3 khác nữa). Và quan trọng nhất, cuối cùng người ta vẫn phải sử dụng dịch vụ lưu trữ và tìm kiếm của Google!

Một bài học quý giá về việc “thu hẹp” trong khi “mở rộng” và không xa rời lợi thế cạnh tranh cốt lõi mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể học tập từ gã khổng lồ tìm kiếm – Google. Nhưng làm thế nào để tạo ra “Lợi thế cạnh tranh cốt lõi” và áp dụng nó vào Quy trình truyền thông – tiếp thị 7P để biến thành “Lợi thế cạnh tranh không thể nào thay thế của Doanh nghiệp” sẽ được chia sẻ riêng cho các bạn tham gia Chương trình Huấn luyện Người làm truyền thông Trăng Đen chuyên nghiệp (http://on.fb.me/1eQxXrN) nhé.

((( Copyright by Nguyễn Ngọc Long Blackmoon – Founder Truyền thông Trăng Đen – Học từ nguyên lý, hiểu từ gốc rễ )))

(Nguồn: Nguyễn Ngọc Long Blackmoon’s Facebook – March 19, 2014 at 11:14AM)

Vài lời công bằng cho Ngô Thanh Vân và Johnny Trí Nguyễn
Chuyện ông Nguyễn Chánh Tín vỡ nợ và bản nhạc "Hoang mang Style" của truyền thông

Your email address will not be published. Required fields are marked *