Please log in or register to do it.

Sắp sửa có kết quả thi đại học, và nhiều bi kịch lại bắt đầu. Lẽ ra, việc chuẩn bị tinh thần cho kết quả “trượt đại học” là điều cả cha mẹ – con cái cần được trang bị từ trước, nhưng nói chuyện ấy bây giờ, hy vọng cũng chưa quá muộn.

Tại sao các em lại phát sinh tâm lý tự tử?

Cô giáo nghĩ nguyên nhân là do áp lực từ nhiều phía. Áp lực từ sự thành công của bạn bè cùng trang lứa; áp lực từ thành tích của thầy cô, trường lớp; áp lực từ gia đình, cha mẹ; và cuối cùng là áp lực từ chính bản thân các em.

Muốn con cái không tự tử, cha mẹ hãy đồng hành gỡ bỏ áp lực cho các em.

Trong 4 yếu tố gây áp lực ở trên, cha mẹ có thể lo được phần “cha mẹ”. Và cô tin rằng khi cha mẹ không vô tình hoặc cố ý tạo ra áp lực, thì áp lực từ phía các em cũng không còn.

Những vấn đề khác, thì hoàn toàn có thể giải quyết khi các em nhìn thấy có cha mẹ, gia đình làm chỗ dựa.

Vậy cha mẹ phải làm gì?

Áp lực mà cha mẹ tạo ra, bắt nguồn từ sợ lo lắng và sợ hãi. Sợ con không có một tấm bằng đại học lận lưng thì rồi không có việc làm; không có một tương lai tươi sáng. Sợ con trượt đại học thì xấu hổ, mắc cỡ với bạn bè (của bố mẹ), với họ hàng. Nhưng trên tất cả, vẫn là nỗi lo cho tương lai bất định của con.

Một người đàn ông lực lưỡng, trưởng thành, nam tính cũng tỏ ra sợ hãi và lúng túng khi bị yêu cầu đút tay vào một chiếc hộp tối đen. Người ta sợ, vì người ta không biết. Nếu biết, thì chẳng có gì phải sợ. Vì vậy, cha mẹ hãy chiến đấu và chiến thắng nỗi sợ của bản thân.

Bây giờ, hãy cùng cô chiến đấu với nỗi sợ trượt đại học.

Theo các em, đại học có quan trọng không? Cô thì cho là có, thậm chí là rất rất có. Vì môi trường đại học sẽ trang bị cho các em nhiều thứ. Nhưng không sao cả, khi hiểu rõ học đại học có lợi gì, thì chúng ta sẽ biến nó thành mục tiêu để tìm cách đạt được ở môi trường “bên ngoài cánh cổng trường đại học”.

Từ góc nhìn của cô, đại học cho các em 4 thứ vô cùng quý giá:

  1. 1 là, bằng cấp chứng chỉ
  2. 2 là, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm
  3. 3 là, các mối quan hệ
  4. 4 là, kỷ niệm và cảm xúc

Rồi. Bây giờ chúng ta sẽ giải quyết từng vấn đề một!

1- Bằng cấp chứng chỉ

Ai bảo rằng xã hội bây giờ không cần bằng cấp chứng chỉ là bốc phét. Là xạo lồn nhé các em.

Tùy theo từng ngành nghề, từng lĩnh vực mà mức độ quan trọng của bằng cấp chứng chỉ nó khác nhau. Nhưng tựu chung là quan trọng.

Có những ngành như Phi công, Luật sư, Nhà báo muốn có thẻ, Bác sĩ… phải có bằng chấp chứng chỉ.

Có những ngành như Kiến trúc sư, Xây dựng, Lập trình viên… thì có bằng cấp chứng chỉ vẫn tốt hơn.

Có những ngành như Thiết kế đồ họa, Marketing online, Copywriting… không cần bằng cấp chứng chỉ cũng OK.

Có những ngành thì không ai cấp bằng cho các em hoặc các em tự phong cũng được, thí dụ travel blogger, KOL, influencers, nhạc sĩ, ca sĩ, dancer, bố thiên lôi, mẹ thiên hạ…

Như vậy, với hạng mục này, cha mẹ có thể đồng hành cùng con cái trong việc hoạch định tương lai. Con định làm bác sĩ, luật sư mà thi trượt thì vui lòng ở nhà học lại 1 năm, năm sau thi tiếp.

Con định làm Thiết kế đồ họa thì thi trượt không sao, bằng cấp không quan trọng lắm đâu. Con định làm travel blogger thì bằng cấp không cần, trượt đại học không có gì phải buồn (tất nhiên có cho oách vẫn tốt hơn, he he).

2- Kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm

Bác Hồ đã dạy: Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân. Các cụ thì có câu học thày không tày học bạn. Tóm lại là nếu để học cho có kiến thức thì Internet không bao giờ thiếu.

Sách giấy, sách điện tử, sách nói, Youtube, xvideo, pornhub, forum, group Biệt Đội Trăng Đen, fanpage Truyền thông Trăng Đen chẳng hạn … nhiều lắm. Đặc biệt là các khóa học online. Các trường học trực tuyến cũng đưa toàn bộ giáo trình của các khóa học hàng đầu lên internet hết rồi.

Cha mẹ và các con có thể tham khảo Edx, Ted talk, Udemy, Cousera v.v…

Những công cụ này giúp các em có kiến thức và kỹ năng. Nhưng lưu ý rằng, học tại trường thì có thầy cô định hướng, học qua Internet và sách vở thì vô thiên lủng… củng nên khúc này cha mẹ nhớ đồng hành, giúp các con lên một giáo trình sạch sẽ, đúng đắn và thông minh nhé.

Về mặt kinh nghiệm thì xin mời các em xin đi làm không công cho người ta. Hoặc tự làm project cho mình. Hoặc đăng ký vào các mạng lưới freelancer để làm thuê cho cả thế giới. Vừa có tiền, vừa có thêm kinh nghiệm. Các em tham khảo vlane, freelancerviet, fiverr, behance…

3 – Các mối quan hệ

Hãy đọc nhiều vào, và hãy hỏi nhiều vào, các em sẽ thấy rằng những công ty, doanh nghiệp hàng đầu có nhiều cặp founder, co-founder là bạn học chung đại học. Mai mốt tự vận hành doanh nghiệp các em cũng sẽ gặp khó với bài toán về nhân sự. Và các em thấy rằng, các mối quan hệ thời đại học cực kỳ đáng quý. Có thể là mối quan hệ bạn bè cùng lớp, bạn cùng trường, bạn quốc tế, thầy cô trong khoa, trong trường, ở trường khác, và cả những mối quan hệ international trong quá trình các em đi học trao đổi chẳng hạn.

Nếu không học đại học, các em phải giải bài toán quan hệ này nhé.

Cô khuyên các em nên tham gia vào các group, forum, mạng xã hội hỏi đáp chuyên đề (như linkedin, stackexchange, quora,…); các câu lạc bộ sinh hoạt offline định kỳ của nhiều trường đại học (họ cho người ngoài tham gia đó).

Các em có thể đăng ký làm tình…

…nguyện viên cho các tổ chức xã hội dân sự, phi chính chủ, từ thiện xã hội; các tổ chức NPO, CSO, NGO, vNGO có rất nhiều. Cụ thể thế nào thì cha mẹ tự tìm hiểu rồi truyền đạt lại cho con cái. Không thì follow anh Son Pham, chị Pham Kieu Oanh là đủ nhé.

Nhưng để các mối quan hệ này trở nên có ích, ban đầu hãy học một khóa học về Kỹ năng xây dựng và phát triển các mối quan hệ trong kỷ nguyên số trước đã nhé các em.

4 – Kỷ niệm và cảm xúc

Con người ta sống phải có cảm xúc. Và làm phong phú cuộc đời bằng những kỷ niệm (buồn hay vui cũng đều tốt cả). Nếu không học đại học, hãy tự trang bị kỷ niệm và cảm xúc cho các em qua việc sinh hoạt cộng đồng online, offline mà cô gợi ý ở mục 3 phía trên.

Bên cạnh đó, các em hãy để dành tiền đi du lịch định kỳ. Nhớ rằng đi du lịch với mục đích tích lũy trải nghiệm và cảm xúc, chứ không phải chịch dạo nha các em. Cha mẹ cũng phải chú ý điều này để định hướng cho con đầy đủ.

Thêm nữa, các em hãy đọc thật nhiều sách về tâm lý để trang bị cho bản thân một cánh cửa tâm hồn rộng mở, một suy nghĩ lạc quan tươi sáng, để kích hoạt những sức mạnh tiềm thức ở bên trong. Đó là cách phát triển EQ cực kỳ tốt nhé các em.

Những cuốn sách mà cô gợi ý là: Chicken soup for the soul, cô giáo Thảo, Cuộc sống tươi đẹp, 7 thói quen để thành đạt, 50 sắc thái, Đánh thức con người phi thường trong bạn, 3 người thầy vĩ đại, Hiểu về trái tim, Đắc nhân tâm, Vượt khỏi ao tù, Nhà lãnh đạo không chức danh.

(Một lần nữa cô nhắc lại rằng Internet rất hổ lốn nên làm gì nghe gì đọc gì cũng phải cân nhắc, chắt lọc đó nhen, kể cả bài viết của cô nè, he he).

Khi làm tốt 4 điểm này, cô tin rằng cha mẹ và các em sẽ hoàn toàn yên tâm với hành trang vào đời rồi đấy. Ít nhất, chúng ta có một con đường cụ thể để bơi, nên nếu trượt đại học thì cũng đừng đi chết nhé các em ơi.

Cô yêu tất cả các em, và gia đình của các em (đặc biệt là bố các em) 

Thanh xuân như một chén trà
Học xong đại học hết bà thanh xuân!

(Thơ Thái Học)


Nguồn: Facebook Nguyễn Ngọc Long – Chú ý, đừng bỏ qua những câu chuyện bên lề được bổ sung dưới comment!

Vlogger xấu xí và ngàn dislike tiếp tay
Vì sao chúng ta gặp nhau?

Your email address will not be published. Required fields are marked *