Please log in or register to do it.

Tôi rất quan tâm đến sự cố “hạ cánh trượt ra bãi cỏ” của Vietjet vì 3 lý do:

  1. Tôi thường xuyên đi lại bằng máy bay nên rất lo lắng
  2. Tôi có nhiều bạn bè làm ở Vietjet
  3. Tôi có người thân chuẩn bị làm tiếp viên

Và những câu hỏi mà tôi quan tâm gồm có:

  1. Sự cố này có nguy hiểm hay không? Mức độ nguy hiểm trực tiếp và gián tiếp có thể xảy ra sẽ ra sao?
  2. Sự cố này là lỗi của phía nào? Tổ bay, cụ thể là 2 phi công; nhân viên kiểm soát không lưu hay bên nào khác?
  3. Nếu mình là người đi máy bay, mình có cách nào tránh được sự cố kiểu này hay không?

Sau khi hóng đủ mọi nguồn tin, thì tôi thu được những dữ kiện như sau:

1- Sự cố này có nguy hiểm hay không? Mức độ nguy hiểm trực tiếp và gián tiếp có thể xảy ra sẽ ra sao?

Ở Vietnam đã từng có 2 vụ máy bay đáp bị chệch ra sân cỏ cách đây khoảng 10 năm. Thông tin này dường như được đưa ra để trấn an dư luận rằng sự cố vừa rồi không phải là hi hữu? Nhưng tôi nghĩ khác. Vì 10 năm là một con số quá dài, và mọi thứ quá phát triển. Vì vậy, trong 10 năm đó chắc chắn chưa có sự cố lặp lại nên tôi thấy rằng việc này rõ ràng là nguy hiểm.

Nếu máy bay khi đó tiếp tục trượt đi, thì liệu có những tình huống nào xảy ra thì không thấy báo chí đề cập? Liệu nó có đâm vào đâu đó hay không? Liệu nếu bị nổ lốp thì có khiến xảy ra cháy nổ dây chuyền hay không? v.v… phần này tôi hoàn toàn mù tịt.

2- Sự cố này là lỗi của phía nào? Tổ bay, cụ thể là 2 phi công; nhân viên kiểm soát không lưu hay bên nào khác?

Sáng nay đọc được trên VnExpress thông tin đình chỉ phi hành đoàn (bao gồm cả tiếp viên) và tạm giữ bằng lái của 2 phi công. Tôi rất thắc mắc, tại sao lại đình chỉ tiếp viên? Sau tìm hiểu sâu hơn thì phán đoán họ đình chỉ để điều tra so khớp thông tin, thôi cái này không quan trọng lắm tạm bỏ qua.

Có ý kiến cho rằng nguyên nhân sự cố này là thời tiết không thuận lợi. Nhưng một số báo lại đưa thông tin cho biết “Trong trường hợp điều kiện thời tiết có thể gây rủi ro, tổ lái có quyền lựa chọn phương án tốt nhất, trong đó việc chuyển hướng hạ cánh ở sân bay dự bị”. Nếu thông tin này là chính xác, thì rõ ràng các phi công không thể vô can. Dữ liệu trên flightradar24 cũng cho thấy nhiều chuyến bay đã bay vòng và quay đầu hoặc đổi hướng hạ cánh xuống sân bay khác, càng khẳng định vai trò quan trọng của phi công trong tình huống này.

Tuy nhiên, một số báo cũng đang đưa thông tin về hệ quả kéo theo của sự cố (khách chờ la liệt, trễ công chuyện, 200 chuyến phải hoãn hủy v.v…) và gắn trách nhiệm vào cho Vietjet, thì tôi thấy hơi bị “chơi chiêu”. Nếu công bằng với người đọc, thì phải nói rõ là sân bay Tân Sơn Nhất có 2 đường băng nhưng 1 cái đang bảo trì vì xuống cấp (coi hình). Nên khi phát sinh sự cố thì cái còn lại phải đóng luôn, và đó mới là lý do khiến 200 chuyến bay kia bị tê liệt theo.

1 trong 2 đường băng của sân bay Tân Sơn Nhất đang được bảo trì vì xuống cấp

Như vậy, sự cố của Vietjet làm “phát lộ” ra sự cố của ngành hàng không thì đúng hơn.

3- Nếu mình là người đi máy bay, mình có cách nào tránh được sự cố kiểu này hay không?

Cái này thì tùy mỗi người thôi. Tôi thì nghĩ chúng ta không có nhiều lựa chọn và quyền lực đến vậy. Muốn giảm thiểu rủi ro, thì phải biết rõ nguyên nhân.

Ở đây, tôi tạm tổng kết thấy có 3 nhóm nguyên nhân và đưa kèm theo 3 giải pháp cho mọi người tham khảo

A- Định bay đi đâu thì phải tham khảo thông tin thời tiết thật kỹ ở cả điểm đi và điểm đến. Thấy thuận lợi an tâm thì bay, không thì thôi; hoặc hủy. Thực ra cái này khó thực hiện, vì nhiều bạn đi chơi theo kiểu lên kế hoạch từ sớm, phải sắp xếp công việc và để dành tiền nên kêu hoãn hủy chắc khó lắm đây.

B- Rõ ràng sự cố lớn trong ngành hàng không là rất hiếm. Hàng không vẫn là cách đi lại an toàn nhất. Nhưng sự cố hoãn hủy thì… hên xui à. Cho nên nếu có việc gấp, quan trọng thì đừng ỷ y, phải đi sớm thôi, chứ tới lúc trễ nải công việc rồi gào thét thì lỗi ở phía mình rồi.

C- Nếu sau khi điều tra mà cơ quan chức năng kết luận lỗi nằm ở phía tổ bay và phi công, thì tôi ước gì mỗi chuyến bay có thông tin và “vote sao” của phi công cho chúng ta tham khảo, giống như grab ấy. Nhưng điều này chắc cũng bất khả thi thôi, vì chưa thấy chỗ nào làm cả, he he.

Tóm lại, nắng mưa là chuyện của trời. Bay gặp sự cố, chỉ cười, chứ sao? )))))))))))


Nguồn: Facebook Nguyễn Ngọc Long

Làm sao để không bị thành "chuyên gia chém gió"?
Nỗ lực điều trị cho phi công người Anh (BN91) mắc Covid-19: Tính nhân văn không thể “cân - đo - đong - đếm”

Your email address will not be published. Required fields are marked *