Vậy là Vịnh Hạ Long đã được công ty tư nhân NOWC vinh danh là kỳ quan thiên nhiên “mới”, sau khi 2 lần được UNESCO công nhận là “Di sản thiên nhiên thế giới”.
Tra cứu trên Wikipedia (hay bất cứ tài liệu độc lập nào), đều dễ dàng có được thông tin: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization, viết tắt UNESCO) là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên hiệp quốc hiện có 191 quốc gia thành viên.
UNESCO tuyên bố kết quả do NOWC công bố là mang tính riêng tư, chỉ phản ánh ý kiến của những người sử dụng internet và tin nhắn điện thoại di động. Cùng với các chuyên gia nghệ thuật học, Tổ chức UNESCO cũng cho rằng cuộc bình chọn của NOWC không mang tính khoa học, và kết quả bình chọn không có bất kỳ đóng góp nào về mặt ý nghĩa và bền vững cho việc bảo tồn các công trình được chọn.
Tổ chức UNESCO cũng cho rằng nếu chỉ đánh giá trên góc độ cảm tính từng địa điểm thôi thì không đủ, mà phải có những đánh giá trên góc độ khoa học và được bảo vệ bằng những biện pháp chế tài đầy đủ. Các nhà quan sát cho rằng việc bỏ phiếu của NOWC phần lớn mang tính cục bộ, dân tộc, thiếu các tiêu chí khách quan và chưa có các biện pháp để tránh chuyện một người bỏ phiếu nhiều lần.
NOWC cũng đòi các trang web khác muốn sử dụng các nội dung về các thắng cảnh bình chọn phải trả phí 5000 USD một tháng. Đặc biệt, với việc lập ra hệ thống nhắn tin SMS bình chọn, tổ chức này nghiễm nhiên đã thu về một số tiền khổng lồ, đi ngược hoàn toàn với tôn chỉ ban đầu của tổ chức là phi lợi nhuận. Điều này đã bị Bộ Văn hóa và Du lịch Indonesia chỉ trích mạnh mẽ. Trong thông cáo báo chí chính thức về việc rút lui khỏi cuộc bầu chọn, Bộ này cho rằng đây là “một tổ chức thương mại với mục tiêu lợi nhuận cao mặc dù chính nó tuyên bố là phi lợi nhuận”.
Ngoài việc bán phiếu bầu, NOWC dựa vào các khoản quyên góp từ cá nhân, việc mua bán các loại hàng hoá như áo phông, đồ lưu niệm và các khoản thu từ quảng cáo để hoạt động. Để hợp thức hóa nguồn thu, chiến dịch này tồn tại dưới danh nghĩa của hai đơn vị khác nhau: một tổ chức phi lợi nhuận mang tên “New7Wonders Foundation” và một công ti kinh doanh mang tên “NewOpenWorld Organization”. Những câu hỏi phỏng vấn của các phóng viên liên quan đến sự mập mờ này đều bị tổ chức này ỉm đi.
Nagib Amin, một chuyên gia Ai Cập về di sản thế giới phát biểu: “Ngoài khía cạnh thương mại, lá phiếu (của NOWC) không có cơ sở khoa học”. Tại Ai Cập, Bộ trưởng Văn hóa Farouq Hosni gọi cuộc bầu chọn này là “ngớ ngẩn” và mô tả Weber – nhà sáng lập NOWC – chỉ có mục đích duy nhất là “tự quảng cáo”.
Chính phủ một số nước như Indonesia, Lebanon và Maldives đã quyết định rút khỏi cuộc bình chọn. Sau 3 năm theo đuổi, tới tháng 6-2011 Bộ trưởng Du lịch Maldives Thoyyib Mohamed phát biểu: “Vì những đòi hỏi về lượng tiền quá đáng của tổ chức New7Wonders, chúng tôi không còn cảm thấy rằng việc tiếp tục tham gia là mối quan tâm của Maldives nữa”. Trên thực tế, New7Wonders đã liên tục thúc ép Maldives trả số tiền hàng triệu USD.
Bộ trưởng Du lịch Indonesia Jero Wacik tuyên bố: “Chúng tôi đã chi khoảng 10 tỉ rupi (1,1 triệu USD) cho các hoạt động của chiến dịch trong 3 năm trời”. Theo ông Wacik, tổ chức này đã có những động thái không chuyên nghiệp, không đáng tin cậy. Ông Wacik tiết lộ rằng NOWC đã đòi thêm 10 triệu USD cho phí đăng kí và 35 triệu USD cho việc đăng cai lễ trao giải. Sau cuộc khảo sát tại Zurich, ông Djoko Susilo, Đại sứ Indonesia tại Thụy Sĩ đã gọi tổ chức này là “rận rệp” (abal-abal) và khuyến cáo người dân không nên mắc bẫy vào một trò chơi vô bổ.
Tuy thế, ở Việt Nam, “ngay từ những ngày đầu, cuộc bầu chọn cho vịnh Hạ Long đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, các bộ, ban, ngành, người Việt Nam ở trong nước cũng như kiều bào ở nước ngoài, sự ủng hộ tích cực của bạn bè khắp năm châu. Cuộc vận động bầu chọn cho vịnh Hạ Long trên quy mô toàn quốc được phát động từ cuối năm 2007 với tên gọi “Tôi chọn vịnh Hạ Long”. Một năm sau (2008), Ban Chỉ đạo quốc gia bầu chọn vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới được Chính phủ thành lập và một kế hoạch dài hạn mang tầm quốc gia để bầu chọn cho vịnh Hạ Long đã được xây dựng” – TTXVN cho biết.
Không có bất cứ báo cáo độc lập hay cơ quan thông tấn nào công bố số tiền mà Chính phủ Việt Nam đã chi ra cho cuộc bầu chọn. Blogger Phan Quang Minh có gửi một comment trên facebook nói rằng nếu căn cứ theo số liệu của VTV công bố thì 24.090.156 tin nhắn đã được gửi đi, đem nhân với 630đ/tin thì số tiền nhắn tin bình chọn là 15.176.798.280 vnđ (hay gọi nôm na là 15 tỷ). MMun không có đủ thời gian để thống kê các “cuộc vận động”, các “phong trào” được tổ chức để “toàn Đảng, toàn dân” tham gia bình chọn. MMun cũng không thể lượng giá được khoảng thời gian, công sức mà mọi người bỏ ra để tham gia các hoạt động này đáng giá bao nhiêu vnđ.
Nhưng ít nhất, với số tiền 15 tỷ, MMun tin rằng chúng ta có thể làm nhiều thứ thiết thực hơn cho Hạ Long hơn bằng cách thực hiện các chiến dịch truyền thông hiệu quả dựa trên các danh hiệu mà UNESCO công nhận.
Trước thời điểm 6h tối ngày 11/11/2011, các công cụ tuyên truyền chạy đua nước rút để gào thét và xúi giục người dân gửi tin nhắn cho Vịnh Hạ Long. Rồi sau đó các báo vào cuộc “hồi hộp” dùm công chúng đợi đến giờ G. Khoảng 2h sáng ngày 12/11 thì tin vui “ập đến”.
Ngỡ ngàng, vỡ oà, thổn thức và thật không thể nào tin được!
Chỉ ngay sau đó khoảng chừng 12 tiếng, một chương trình “đại nhạc hội” được tổ chức long trọng và hoành tráng ở giữa Thủ đô Hà Nội với sự tham gia – ước tính – của hàng vạn người. Chương trình được tường thuật trực tiếp trên kênh VTV1.
Tất nhiên, mình sẽ không nói rằng “ai kia” bị đã “ai đó” đánh lừa và trục lợi bằng cách đánh tráo khái niệm lòng yêu nước. Nhưng mình biết có rất rất nhiều người tự hiểu một chương trình hoành tráng như thế được chuẩn bị, tập dợt và tổ chức trong vòng 12 tiếng thì quả là chuyện lạ, chuyện xưa nay hiếm và chương trình này rất xứng đáng được tôn vinh là Kỳ quan thiên nhiên mới của… vũ trụ mới xứng tầm!!!
Mặc dù không khuyến khích việc gửi tin nhắn SMS để làm giàu cho tổ chức NOWC, mình chưa bao giờ kêu gọi mọi người đừng bình chọn cho Vịnh Hạ Long. Mình cũng chẳng nói rằng cái danh hiệu cấp phường của công ty tư nhân kia là vô bổ. Vì, quan trọng là cách mà người ta tận dụng nó để truyền thông sao cho tốt mới là điều đáng quan tâm. Nhưng cái định nghĩa về “sự đồng thuận” từ trên xuống dưới trong cuộc vận động này rõ ràng đang “có vấn đề“. Chiến thắng của danh hiệu mới này đã lấp ló nguy cơ chiến bại.
Mình gọi đó là thua trên thế thắng. Cũng giống như trường hợp của Phạm Văn Mách ở Cặp Đôi Hoàn Hảo.
Lực sỹ này đang rất được lòng các phóng viên giải trí, được tung hô như một ngôi sao showbiz và dự đoán ẵm ngôi vương của cuộc thi hát hò nhảy nhót. Các nhà sản xuất nhạy bén cũng mời Mách đi làm diễn viên với một tạo hình siêu gớm ghiếc (nông dân cởi trần khoe cơ bắp) và PR tràn lan trên báo mạng. Thế nhưng Mách thích chí lắm, Mách khoe Mách hát hay, múa giỏi và “đầy hào hứng” với công việc đóng phim. Mách tí tởn đi tham dự ì-ven, chụp hình ăn chơi với các siêu mẫu này, người đẹp nọ mà hẳng ngại việc thấp hơn họ cả một cái đầu – theo đúng nghĩa đen.
Báo chí gọi Mách là nhân vật hoạt hình, Mách cũng… âu-cơ (Ok). Mách ăn vận như một chú hề dễ thương trong rạp xiếc và ôm micro nhảy nhót tưng bừng, xoay vòng vòng trên sân khấu. Được các tờ báo lá cải tung hô, Mách càng khoái tợn, Mách vuốt keo cho tóc trở nên nhọn hoắt và nhuộm vàng như một bãi râu ngô. Mách mặc quần bó, áo da mang đậm phong cách hippy rồi chu mỏ trên sân khấu CĐHH. Thừa thắng xông lên, Mách vào bar đùa giỡn với các hot-gơ và nhảy hip-hop cho bàn dân thiên hạ đứng… dòm chơi, cười cười giải trí. Thôi thì cũng chẳng chết ai.
Tất nhiên, mình không bao giờ có ý định “dìm hàng” Mách và không phải thừa nước đục thả câu, phê phán Mách khi ngã ngựa. Vì với những gì trân trọng nhất dành cho Mách, mình đã lên tiếng rất nhiều lần cảnh báo Mách đang tự bôi xấu hình ảnh lực sỹ của chính mình.
Và thực tế đã chứng minh những lo lắng đó là hoàn toàn chính xác.
“Dù nhận được sự kỳ vọng lớn, cùng với việc là đương kim vô địch trong 2 năm liên tiếp 2009 và 2010”, nhưng Mách đã “bất ngờ” để tuột HCV ở giải thế giới năm 2011 vừa kết thúc tại Malaysia… (mình rất muốn nhấn mạnh chữ “bất ngờ” vì những lý do bên dưới).
Báo chí nói rằng trọng lượng cơ thể của Mách tăng nhanh ở cái giai đoạn mà Mách lún sâu vào showbiz. Ban huấn luyện đã buộc phải đăng ký cho Mách thi đấu ở hạng 60kg thay vì hạng 55kg sở trường, vì không thể giúp Mách ép cân xuống còn 55kg như lúc trước.
Bước ra sàn đấu với trạng thái cơ thể và tinh thần không như mong muốn, nhà vô địch thế giới Phạm Văn Mách đã không thể hiện tốt bài thi của mình. Mách thậm chí còn không có mặt trong tốp tranh huy chương và rớt xuống tận vị trí thứ… 6/6 ở hạng cân 60kg.
Thôi thì cũng tốt, vậy là Mách yên tâm mà dành thời gian công sức cho cặp đôi hoàn hảo, cho tiệc tùng, nhảy nhót và đóng phim Mách nhé.
MMun nói thì nói ngoa ngoắt và móc méo vậy thôi nhưng thực tâm mong Mách chớ có buồn. Nguyễn Thị Phương cũng đã “thất bại” trên đường đua 3000m vượt rào dành cho nữ ở Sea Game, “giống Mách” đấy thôi.
Dù thi đấu rất tốt và dẫn đầu trong phần lớn quãng đường đua, nhưng trong cơn mưa lạnh ở Palembang, Phương đã gục ngã vì kiệt sức khi cách đích chỉ tầm 2m. Nhưng với nỗ lực phi thường, Phương đã vươn tay chạm vào vạch đích, mang về tấm huy chương bạc thứ 2 cho đất nước Việt Nam.
Tinh thần chiến đấu hết mình vì tổ quốc ấy của Phương chắc chắn không lay động được trái tim của hàng triệu khán giả truyền hình như những gì Mách đang thể hiện. Phương đã thua, nhưng an ủi được cái là thua trên thế thắng, phải không hả Mách?
Ở đất nước mình, quay ngửa quay ngang chỗ nào chẳng đầy rẫy những câu chuyện thắng ở thế thua và thua trên thế thắng như “Long”, như Phương và như Mách. Thế nhưng, nói dài nói dai không khéo thành nói dại, MMun xin tạm khép bài viết tại đây. Thắng – thua thế nào xin nhường cho mỗi người mổ xẻ.
MMun xin hết!
Hay quá Mun ạ!
Cais vụ bình chọn cho Vịnh Hạ Long, từ năm 2006-2007 (theo trí nhớ của mình) mình đã thấy điên. Đơn vị làm thương hiệu này chả có ý nghĩa gì. Dùng 15 tỉ đó để đầu tư tăng giá trị dịch vụ, nhất là dịch vụ tàu thuyền du lịch ở Vịnh, để khách an toàn hơn, nên hơn…
Tiền của ai cũng là mồ hôi nước mắt của người dân hết…
Đỗ Thu Hằng Theo mình nghĩ thỉ bình chọn qua internet thì cũng chả sao, tốn chưa đến 1p nữa.
Mình nghĩ là mọi người đều cũng đã từng 1 lần bình chọn cho anh Long theo cách này! đỉnh điểm của sự phản đối này là SMS chứ ko phải là cái uy tín của NOWC…
Nếu truyền thông làm tốt, thì lợi ích của cuộc bầu chọn này ko phải là ko có!! Dẫn chứng là:
“Trong khi đó, du khách vẫn đổ về Hạ Long, chủ yếu là du khách nước ngoài.
Nhiều du khách trên thuyền của công ty Hương Hải cho biết họ cũng nghĩ rằng sau khi lọt vào Top 7, tại Hạ Long sẽ có những sự kiện chào mừng sôi động nên đã tới để chứng kiến cũng như chúc mừng cho vịnh Hạ Long.”
Huy Hào Hiệp Giờ nhìn lại cũng thấy được công tác truyền thông hậu giải thưởng có tốt hay không hỷ :)
Góp ý phê phán của mình, MM không dám đăng sao?
Holy shit, bài hay thật Mun ơi, chắc đi ăn ốc riết với CGĐL nên mới có hứng viết hay vậy hả…….
đợt này a Mách mất “cả chì lẫn chài”. Hậu quả của việc chay theo cái “ánh hào quang ảo”.
Tư bầu chọn Vinh Hạ Long sang cặp đôi hoàn hảo :)))