Please log in or register to do it.

Đọc qua comments của các bạn trong những bài viết về Trường Sa – Hoàng Sa, cũng như theo dõi các tin nhắn trong inbox, mình thấy một câu hỏi được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần là làm sao để đến được Trường Sa?

Đây là cũng một vấn đề mà mình thực sự rất trăn trở. Giá như tất cả anh em bạn bè của mình đều được một lần đặt chân đến với Trường Sa, được một lần chạm tay vào vùng biển đảo chủ quyền vừa thiêng liêng vừa tươi đẹp như một hòn ngọc giữa Biển Đông của Tổ Quốc?

Theo như những gì mà mình được biết, việc ra khu vực Trường Sa trong thời điểm này gặp rất nhiều khó khăn: chi phí tốn kém (với đoàn đi khoảng 100 người thì chi phí mỗi người áng chừng 70 triệu), liên quan đến các vấn đề bảo mật quân sự, điều kiện sinh hoạt trên đảo chưa cho phép tiếp đoàn ở lại thời gian dài và đặc biệt là vấn đề đảm bảo an toàn cho những người ra tham quan. HÌNH NHƯ một năm, Nhà nước chỉ tổ chức 2 đợt ra ngoài Trường Sa là thời điểm sóng yên biển lặng (nhưng mọi người trên tàu vẫn nằm la liệt).

Nếu để ý việc một số người dùng sự “mất an toàn” của ngư dân trên biển để chỉ trích Nhà nước kịch liệt thì các bạn sẽ hiểu tại sao vấn đề đảm bảo an toàn lại quan trọng như vậy. Ví dụ như trong một chuyến hành trình mà có “hành khách” nào không may bị tai nạn thì thực là cơ hội ngàn năm có một để các bạn kia tiếp tục kích động và gào thét. Mình đánh giá đấy là việc làm không nhân văn, không trong sáng và có động cơ thực sự rất đê hèn.

Trong khi chờ đến lúc việc ra thăm quan Trường Sa trở nên dễ dàng và phổ biến hơn, mình có “tự suy” ra được một số cách mang tính chất thời điểm thế này để cho các bạn tiện tham khảo nhé:

1. Tham gia làm việc trong các bộ máy Nhà nước, bạn có thể được đi theo diện quan chức

2. Tham gia làm việc trong các tòa soạn báo, bạn có thể được đi theo diện phóng viên

3. Tham gia làm việc trong các lĩnh vực nhiếp ảnh, nhà văn, họa sĩ… và có những tác phẩm xuất sắc, tên tuổi được bảo chứng, bạn có thể được đi theo dạng thực tế sáng tác

4. Học hải quân, bạn có thể được đi ra đảo làm nhiệm vụ

5. Học trường Đại học Hàng Hải (ở Hải Phòng), bạn có thể được đi theo diện phục vụ trên tàu

6. Học ngành y, bạn có thể được đi theo diện bác sĩ quân y trên đảo

7. Đăng ký tình nguyện đi nghĩa vụ quân sự, bạn đương nhiên được ra đảo. Cái này theo mình biết ai cũng làm được hết! Nhưng hình như chẳng ai chịu làm?

8. Tham gia công tác đoàn đội, bạn có thể được đi theo diện Đoàn viên ưu tú trên chuyến Hành trình thanh niên vì biển đảo Quê hương

9. Làm sao có thật nhiều tiền, bạn có thể tài trợ cho lính đảo và được đi theo đoàn của doanh nghiệp tài trợ

10. Xin đi theo tàu cá của ngư dân, nhưng việc này thực sự rất nguy hiểm vì tàu cá thì nhỏ, khu vực tranh chấp lại rất phức tạp

11. Tham gia hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật như làm ca sĩ, nghệ sĩ, nhạc công, chỉnh âm thanh, ánh sáng trong một nhà hát nào đó của Nhà nước như là Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, Trung tâm ca múa nhạc dân tộc, Trung tâm ca nhạc nhẹ thành phố… bạn có thể được đi theo diện “văn công” lên đảo phục vụ biểu diễn nghệ thuật

12. Nếu là Việt Kiều, bạn có thể liên hệ với Bộ ngoại giao, hoặc thông qua các Hội người Việt Nam tại ABC, XYZ để đi theo Đoàn công tác của kiều bào

13. Nếu là linh mục, phối sư, đại đức, ni sư… bạn có thể được đi theo diện chức sắc tôn giáo (nếu làm lớn) hoặc đi theo để tổ chức các nghi thức tôn giáo trên đảo (nếu làm không lớn lắm)

Thực sự thì đây là những phương cách hoàn toàn do mình tự nghĩ ra, không phải dựa trên các thông tin chính thức nào cả. Cho nên mình không thể nói chắc với các bạn rằng cứ theo cách đó là đạt được mục đích, nhưng mình nghĩ các bạn đọc vô cũng thấy cái nào hợp lý hay không. Bên cạnh đó, mình cũng chịu không thể thay mặt các bên có trách nhiệm để trả lời các chất vấn của các bạn về vấn đề này đâu nên xin đừng đề cập việc đó làm chi ạ.

Nếu bạn nào đã từng đi Trường Sa mà thuộc vào diện khác hoặc nghĩ ra phương cách nào nữa thì vui lòng ghi vô comment nhé. Nếu thấy hợp lý, mình sẽ bổ sung vào bài viết cho mọi người cùng tham khảo. Cảm ơn nhiều.

>>> Đón đọc bài tới: CÓ 3 CÂU CHUYỆN PHÍA SAU MỘT BỨC HÌNH để tiếp tục được nghe những câu chuyện về Trường Sa – Hoàng Sa, về chủ quyền thiêng liêng của Tổ Quốc và những vấn đề về biển đảo mà có thể bạn không bao giờ được nghe ở bất cứ nơi nào khác. Thực ra thì mình không định viết tiếp chủ đề này nữa đâu vì facebook cá nhân mà giờ sắp trở thành giống Thông tấn xã quá nhưng tị vì thấy các bạn ganh ghét viết bài chặt chém chọc ngoáy kiểu cay cú hơn thua nên mình sẽ viết tiếp cho các bạn í hộc máu lên tức chơi vậy đó (như thế mình ngủ mới ngon).

>>> Join group Những bài viết hay nhất trên facebook Nguyễn Ngọc Long Backmoon để không bỏ lỡ các bài viết quan trọng trên facebook của mình.

>>> ĐỌC THÊM:

+ TRƯỜNG SA – HOÀNG SA VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ – http://on.fb.me/13LmNSu

+ KHÔNG YÊU NƯỚC BẰNG MÁU CỦA BẤT CỨ NGƯỜI NÀO – http://on.fb.me/13FuyJp

+ NGƯỜI CHIẾN SĨ VÔ DANH – http://on.fb.me/10MfiGp

+ SỰ TÍCH PHAN VINH – http://on.fb.me/10MflSI

+ TRƯỜNG SA KÝ SỰ P1 – http://on.fb.me/10MfkxY

+ TRƯỜNG SA KÝ SỰ P2 – http://on.fb.me/10Mfrts

+ TRƯỜNG SA KÝ SỰ P3 – http://on.fb.me/10Mftla

+ TRƯỜNG SA KÝ SỰ P4 – http://on.fb.me/10Mfu8H

+ TRƯỜNG SA KÝ SỰ P5 – http://on.fb.me/10MfvcL

+ TRƯỜNG SA KÝ SỰ P6 – http://on.fb.me/10MeXnk

+ TRƯỜNG SA KÝ SỰ P7 – http://on.fb.me/10Mfzt6

(Nguồn: Nguyễn Ngọc Long’s Facebook – May 22, 2013 at 10:59PM)

Chuyện nhỏ ở Sài Gòn - người đàn bà nhảy nhót bên xe kẹo kéo
Trường Sa - Hoàng Sa và những chuyện chưa bao giờ kể

Your email address will not be published. Required fields are marked *