Please log in or register to do it.

▶️ Em nào lười đọc thì coi clip

@bloggernguyenngoclong

Reply to @tamphat2002 Vụ Trần Đức Đô & Hiệu ứng mồi #tranducdo #learnontiktok #nguyenngoclong #truyenthongtrangden #onhaxemtin

♬ original sound – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Ngọc Long

Hãy thử hình dung các em đang đứng trên một chiếc cầu (thí dụ cầu Chương Dương, hay cầu Sài Gòn), có một đám đông bu kín đứng gần lan can, dòm qua thành cầu xuống dòng nước sâu phía dưới.

Rồi bây giờ nhìn vào chữ “tu tu“, các em cho rằng nó có nghĩa là gì?

Tự tử đúng không ạ?

Đổi địa điểm về sở thú nhé. Giờ các em đang nhìn thấy những chú rùa chậm rãi đi lại và nhấm nháp mấy cọng rau.

Vậy nếu nghĩ đến chữ “tu tu” các em cho rằng nó có nghĩa là gì?

Nhất định sẽ là từ từ!

Tại sao khi cô giáo đưa câu hỏi đầu tiên, các em không nghĩ đến khóc tu tu? Cứ từ từ? Câu tu từ? Mà lại là tự tử?

Trong tâm lý học hành vi ứng dụng trong truyền thông có một hiệu ứng gọi là Kích hoạt liên tưởng hay còn gọi Hiệu ứng mồi. Và tất nhiên, cô giáo đã đưa ra một số hình ảnh để mồi các em trong đoạn nói chuyện phía trên.

Quay trở lại với câu chuyện của em Trần Đức Đô, hình ảnh một người thanh niên trẻ khỏe với đầy ước mơ hoài bão sẽ “mồi” các em điều gì khi cố tìm nguyên nhân tại sao Đô chết? Trí não của chúng ta sẽ xếp tự tử xuống vị trí sau cùng.

Đó là lý do vì sao việc ngay lập tức kết luận sự việc của em Đô là tự tử sẽ làm cho dư luận khó đồng tình. Và gia đình thì không tìm thấy được sự cảm thông.

Bình Ngô Đại Cáo có 1 câu rất nổi tiếng đó là “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Thế nên việc Bộ Quốc phòng cho biết đang có 5 đơn vị cùng vào cuộc điều tra nguyên nhân cái chết của Đô là một lời an ủi rất kịp thời, nhân văn và trách nhiệm. Chỉ tiếc là, thông tin này đã không được đưa ra từ đầu để câu chuyện rẽ qua chiều hướng khác.

Việc ngay lập tức kết luận sự việc của em Đô là tự tử sẽ làm cho gia đình không tìm thấy được sự cảm thông

Tất nhiên, chúng ta có thể có nhiều suy đoán nhưng không thể làm thay công việc chuyên môn của các cơ quan điều tra. Nên trước mắt hãy gửi lời chia buồn đến gia đình Đô, mong bố mẹ em có nhiều sức khỏe để vững vàng trong những ngày tháng chờ kết quả.

 

Thông tin bổ sung & Comment hữu ích:

Liên quan đến vụ việc quân nhân Trần Đức Đô ở Trường Quân sự Quân khu 1 tử vong, một số trang mạng xã hội phát đi hình ảnh xuất hiện các vết thương ở vùng đầu nam quân nhân.

Đại tá Nguyễn Xuân Thìn khẳng định với VietNamNet: “Hiện tại chúng tôi đang chờ kết quả điều tra và chúng tôi tôn trọng kết luận điều tra của các cơ quan chức năng. Theo kết quả giám định pháp y ban đầu là các vết bầm tím đấy không có tác động ngoại lực.

Kết quả giám định này khi nhận tử thi bố quân nhân Trần Đức Đô cũng ký nhận. Còn tất cả những tình tiết khác, nguyên nhân chúng ta phải chờ cơ quan điều tra, các cơ quan sẽ thực hiện theo đúng trình tự tố tụng, có sự phối hợp và kết luận rõ ràng”.

Đề cập về các đơn vị đang vào cuộc điều tra, Đại tá Thìn cho biết có 5 đơn vị đang vào cuộc gồm: Phòng Điều tra hình sự Quân khu 1; Cục Điều tra hình sự (Bộ Quốc phòng); Cục Bảo vệ An ninh quân đội Bộ Quốc phòng; Viện Pháp y quân đội và Công an tỉnh Thái Nguyên.

(Báo Vietnamnet)

 

Công an là cơ quan bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội hay nói nôm na giải quyết các vụ việc dân sự, xảy ra trong phạm vi dân sự nên việc họp báo, thông cáo báo chí cho dân chúng kịp thời là việc bắt buộc phải làm.

Ngược lại, quân đội là một ngành đặc thù, có hệ thống các cơ quan và bộ máy hành pháp riêng. Từ cơ quan điều tra đến xét xử đều riêng biệt. Không phải tự nhiên người ta nói quân đội là một xã hội thu nhỏ.

Vậy nên, khi xảy ra các vụ án liên quan đến quân đội hay xảy ra trong quân đội sẽ do quân đội điều tra và xét xử. Các cơ quan dân sự không được tự do lấy tin, bài, hình ảnh như các vụ án dân sự khác. Cho đến khi có kết quả điều tra chính xác và kết luận chính thức sẽ có thông cáo báo chí rõ ràng.

Hiểu đơn giản, chuyện xảy ra trong quân đội thì quân đội sẽ có trách nhiệm xử lý và giải quyết thoả đáng cũng như thông báo rõ ràng và nhận trách nhiệm nếu có chứ không để tình trạng chuyện trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã thông. So sánh quân đội với công an là hoàn toàn không hợp lý bạn ạ.

(Vân Anh)

 

Tất cả cái chết bất thường (tức là ngoài cái chết bệnh lý được cơ quan y tế xác nhận, công bố) đều phải được giám định pháp y nhanh nhất có thể sau khi phát hiện chết và “trước khi” đem chôn cất.

Điều này thực tế cứ hỏi các gia đình có người thân mất vì tai nạn giao thông là biết, đều phải giám định, trong đó có giám định nguyên nhân chết, vết thương trên cơ thể có thể dẫn đến cái chết….

Chỉ khi gia đình có yêu cầu không giám định mơi không làm,

Ở đây có nói có 5 cơ quan đang điều tra, trong đó có 2 cơ quan có chức năng giám định pháp y là Viện pháp y Quân đội, Công an tỉnh Thái Nguyên là 2 cơ quan độc lập giám định, tự thực hiện sau đó cùng đối chiếu, so sánh kết quả. Sau đó mới vận động gia đình chôn cất.

(MC Vi Vi)


Nguồn: Facebook blogger Nguyễn Ngọc Long

Quy luật "The First" được CEO Amazon vận dụng thế nào trong sự kiện đưa cụ bà 82 tuổi bay vào vũ trụ?
Vụ Highlands nhắc khác vì ngồi quá lâu: 7 lỗi sai, cả tình cả lý cả chuyên môn

Your email address will not be published. Required fields are marked *