Ngày hôm qua, bạn Phuong Vu gọi điện “cầu cứu” tôi vì một lý do cực… vô duyên!
Bạn nói đang bán lẩu bò, đối tượng hướng tới là người có thu nhập trung bình thấp. Lợi thế của bạn là nguồn nguyên liệu tươi ngon giá rẻ, cộng thêm chiến lược “mua tận gốc, bán tận ngọn” nên giá thành sản phẩm chỉ bằng 50% “giá thị trường”.
Theo một lý lẽ thông thường, quán lẩu bò của bạn phải đông nườm nượp khách và ai cũng thấy hài lòng mới phải. Nhưng oái ăm thay, rất nhiều khách nhìn bảng giá xong lại tỏ ý hoài nghi “lẩu bò gì rẻ thế?”.
Và điều đó khiến họ trở nên e ngại!
Điều này trở thành một nghịch lý mà nếu không thể thuyết phục được khách hàng về nguồn gốc và chất lượng tươi ngon của sản phẩm, bạn Phương Vũ buộc lòng phải… bán giá cao lên. Và cả làng cùng chịu thiệt!
Câu chuyện của những Thương hiệu quốc dân như Vietjet, Viettel hay Mobiistar có bóng dáng của những mâu thuẫn kì quái gần gần như vậy. Chỉ khác là, họ đã tìm ra lời giải bằng cách lội ngược dòng.
Cả một thời gian dài, chúng ta đã mặc nhiên cho rằng giá thành sản phẩm a, b nào đó là “mặc nhiên hợp lý”. Thí dụ như vài triệu một chiếc vé máy bay Sài Gòn – Hà Nội, hay vài chục triệu một chiếc điện thoại “chúa tể selfie”. Để tới khi những thương hiệu “dũng cảm” chọn cách hy sinh “lợi nhuận bất thường” để kéo mọi thứ về đúng quỹ đạo thì oái ăm thay, họ lại bị khách hàng tỏ ý nghi ngờ!
“Của rẻ là của ôi”, ông bà đã dạy thì làm sao sai được? Thế nên ai bán rẻ, thì nhất định phải có vấn đề! Chứng minh đến khản cổ “thực ra tôi bán như vậy vẫn còn lời chán” tưởng dễ lại trở thành quá khó!
Grab, Uber giá cước rẻ chắc vì trốn thuế! Vietjet bán vé máy bay rẻ thế chắc dịch vụ phải có vấn đề. Mobiistar bán điện thoại rẻ thì chắc chất lượng không được tốt. Nhà hàng bán rẻ chắc do dùng thịt thối. Cty A, B nào đó chắc là kiểu doanh nghiệp sân sau, lại muốn rửa tiền!
Hằng hà sa số những nghi ngại – không phải là không hợp lý – trong một xã hội bất ổn lòng tin, biến những doanh nghiệp muốn phục vụ Quốc dân trở thành một kẻ đáng ngờ. Và tôi biết, nhiều doanh nghiệp trong số đó xảy chân thành hấp hối.
Những cái chết thực sự đau lòng…
Grab, Uber, Viettel, Vietjet, đến giờ phút này, là những thương hiệu mạnh. Họ mạnh đến mức thiết lập lại được một trật tự mới và xoá bỏ được định kiến rằng chỉ của ôi mới rẻ. Họ đủ lý lẽ hợp lý và bền bỉ thuyết phục khách hàng tin vào những điều họ nói.
Còn với một doanh nghiệp chỉ “vừa chạm ngõ thành công” như Mobiistar thì tất cả chỉ mới bắt đầu.
Tôi hiểu sâu sắc cái cảm giác vừa ăn mừng vừa hồi hộp đến độ CEO Ngô Nguyên Kha phải cảm thán rằng “Chỉ ước có ai đó vỗ vai và bảo Kha ơi đừng sợ”.
Thương trường là chiến trường, và không ai có thể chiến thắng chỉ dựa trên sự đồng cảm hay thương hại của khách hàng.
Giấc mơ để người Việt có thể trải nghiệm những tính năng vượt trội của những smartphone đời mới với giá thành hợp lý là một mong muốn đẹp. Vẻ đẹp của sự vừa vặn khi mọi thứ được định nghĩa lại và mobiistar phải thuyết phục được số đông người Việt tin vào điều đó.
Chiếc điện thoại anh tặng cách đây 4 năm tôi không dùng nữa nhưng vẫn giữ. Mọi thứ chạy ổn, và giờ nó trở thành món quà ý nghĩa với người bạn đang phụ gia đình tôi nấu ăn dọn dẹp. Ngày hôm nay tôi mượn lại chụp hình để gửi tặng anh với lời nhắn gửi: “Tôi TIN anh và TIN vào con đường anh chọn. Anh Kha ơi, hãy vững TIN, đừng sợ”.
Nguồn: Nguyễn Ngọc Long – https://goo.gl/X5Dq01
[…] hẹn mà gặp, cả Samsung và Mobiistar đều dùng truyện cổ tích để quảng bá cho sản phẩm […]
[…] hẹn mà gặp, cả Samsung và Mobiistar đều dùng truyện cổ tích để quảng bá cho sản phẩm […]