Thưa Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Văn Bình, vai trò của truyền thông thế nào trong việc giúp người dân phòng tránh được các bệnh liên quan đến vấn đề thiếu I-ốt?
Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Văn Bình: Tôi cho rằng TRUYỀN THÔNG CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG, NẾU KHÔNG MUỐN NÓI LÀ QUYẾT ĐỊNH trong việc nhấn mạnh vai trò quan trọng của I-ốt trong đời sống bà con. Nhưng truyền thông chúng ta làm chưa tốt, còn chung chung. Ví dụ chúng ta hay tuyên truyền trên đài báo, TV, băng-rôn, biểu ngữ… rằng muối I-ốt có ích cho sức khoẻ. Nhưng bà con dân tộc vùng cao không có thói quen vùng muối, mà họ dùng nước mắm, nước tương thì khi ấy chúng ta phải kêu gọi bà con dùng mắm có chứa I-ốt mới đúng.
Bà con miền trung thì lênh đênh trên biển, bà con sông nước miền tây thì sống trên kênh rạch, như vậy họ không có điều kiện để thường xuyên coi được TV, càng khó xem đọc được băng-rôn, biểu ngữ ở “đất liền”, sao chúng ta không tuyên truyền cho họ thông qua làn sóng của đài tiếng nói Việt Nam hay đài phát thanh địa phương? Nói chung, chúng ta cần truyền thông một cách đa dạng, phù hợp với phong tục tập quán, thói quen của người dân từng địa phương mới là hữu hiệu.
(Gõ lại câu hay nhất trong talkshow Sống Khoẻ Mỗi Ngày mà mình vừa theo dõi).
(Nguồn: Nguyễn Ngọc Long’s Facebook – January 12, 2013 at 09:04AM)