Please log in or register to do it.

Hôm rồi, mình đưa lên một ảnh chụp màn hình điện thoại Galaxy S4 đang cảnh báo về việc thiết lập âm lượng máy quá to có thể khiến thính giác người sử dụng bị tổn thương. Hình ảnh này không ngoài dự đoán, đã được một cơ số bạn nhảy vô chê ỏng chê eo với nội dung đại khái là “chẳng có gì đặc biệt”, “điện thoại nào cũng có”, “cứ Android là có, chẳng riêng gì S4” v.v..

Thực ra, mình đưa hình ảnh này lên nhằm các mục đích sau:

1- Kích động các fan của Android và iOS vào gây chiến

2- Ngấm ngầm PR cho bài hát “Tình ta biển bạc đồng xanh”, vốn là chủ đề chính cho một bài viết liền sau đó,

3- Teaser cho bài viết hướng dẫn làm thông điệp (bài này)

4- Thử nghiệm và chứng minh cho một suy đoán của mình, rằng không phải cái gì bạn biết thì người khác cũng phải biết y như bạn.

Kết quả thế nào?

Việc số 1 đã không xảy ra, do về sau mình làm biếng seeding lôi fan của iOS vào cuộc và muốn mọi thứ diễn ra được tự nhiên.

Việc số 2 đã xảy ra, khi bạn Nguyen Huang “vô tình” phát hiện ra tiêu đề bài hát trong bức hình.

Việc số 3 đã xảy ra, ở post liền sau đó, thu hút sự quan tâm của đông đảo mọi người.

Việc số 4 đã xảy ra. Bằng chứng là ở ngay trong mục comment ở phía dưới tấm hình, rất nhiều bạn đã nói rằng họ cũng thấy bất ngờ vì điện thoại của họ chưa bao giờ hiển thị tính năng đã dẫn. Tập này không chỉ đại diện cho những người sử dụng các sản phẩm của Apple mà còn bao gồm cả đại diện của LG và một số dòng sản phẩm của chính Samsung nữa.

Lưu ý đầu tiên mình muốn nhấn mạnh với các bạn chính là “không phải việc gì bạn biết, hoặc biết rất rõ thì cũng đồng nghĩa rằng cả thế giới phải biết y như bạn vậy”. Tiếc rằng, rất nhiều bạn trẻ khi làm truyền thông tiếp thị rất hay mang cảm nhận cá nhân của mình ra làm nghiên cứu.

“Ah, tính năng này thông dụng quá, ai mà chẳng biết, nói làm gì nữa?”.

Ai là ai? Ai là bao nhiêu người? 1 người – là bạn? 10 người, trong gia đình bạn? 100 người bạn bè của bạn, 1000 người vòng vòng news feed hay 3000 người trên forum của bạn? Nên nhớ, ngay cả với 3000 người thì đó cũng không là tất cả. Bạn cần làm nghiên cứu trước khi áp kết luận cho đại chúng.

Lưu ý thứ hai, đừng bao giờ nghĩ rằng “Ah, tính năng này bình thường quá, chẳng có gì đặc biệt, chẳng có gì khác biệt, nói làm cái gì”. Đó là một sai lầm nghiêm trọng!

Bước thứ 3 trong Quy trình 9 bước lập Kế hoạch truyền thông theo phương pháp Trăng Đen chính là Thiết kế thông điệp truyền thông. Đây là một bước khó nhất trong kế hoạch! Vì chỉ cần sai 1 ly, có thể đi… 1 tỷ.

Để làm được thông điệp truyền thông, bạn phải lưu ý rằng chúng ta không nói về cái chúng ta có. Chúng ta cũng không nói về cái khách hàng cần. Mà chúng ta phải nói về cái chúng ta có dưới góc độ làm bật lên được cái khách hàng cần.

Tất nhiên về lý thuyết, chúng ta luôn ưu tiên nói đến những thứ mà chỉ chúng ta có. Tức là nó phải đặc biệt. Nhưng thế giới hiện đại, đa dạng và cạnh tranh khốc liệt ngày nay không có gì là… không thể bắt chước (ngoại trừ thương hiệu cá nhân). Vì vậy, bạn sẽ phải truyền thông cho những thứ “chẳng có gì đặc biệt”.

Để trở thành một người làm truyền thông giỏi, bạn phải có năng lực nắm bắt tâm lý, để đi sâu vào tâm trí khách hàng, thấu hiểu họ, đồng cảm với họ để tìm ra nhu cầu của họ. Hãy nói cho họ biết, cái-tính-năng-bình-thường-và-thông-dụng trong sản phẩm của bạn giúp họ giải quyết nhu cầu kia ra sao? Khi ấy, tính năng bình thường đó sẽ trở thành đặc biệt!

Bạn không được nói “cafe của chúng tôi khơi nguồn sáng tạo”. Vì đó là cái mà bạn có. Không ai quan tâm hết. Đó là slogan, đó không phải là thông điệp, vì nó hoàn toàn “hướng nội”, không thúc đẩy bất cứ hành động nào hết cả.

Với doanh nhân, hãy đưa ra thông điệp truyền thông “cafe của chúng tôi khơi nguồn sáng tạo, giúp quý vị có các chiến lược đột phá trong kinh doanh để thành công trên thương trường”.

Với sinh viên, hãy đưa ra thông điệp truyền thông “cafe của chúng tôi khơi nguồn sáng tạo, giúp các bạn có các ý tưởng, cách làm mới lạ trong học tập nghiên cứu để đạt kết quả cao trong các kì thi”.

Với họa sĩ, hãy đưa ra thông điệp truyền thông “cafe của chúng tôi khơi nguồn sáng tạo, giúp các bạn có góc nhìn mới lạ với các sự vật hiện tượng vốn quen thuộc trong cuộc sống để thỏa sức tưởng tượng và sáng tác ra những tác phẩm để đời”.

Vô cùng đơn giản!

Hãy share bài viết này về wall của bạn cho bạn bè đọc được. Vì bài này không để ở chế độ công khai. Chỉ có 1024 người đăng ký nhận email của mình trên blog và 1.317 người bạn trong Friend List của mình trên facebook, tức là CHỈ CÓ chính bạn VÀ BẠN BÈ CỦA BẠN mới đọc được thôi.

Đón xem tiếp:

> Phần 2 – Cuộc giải cứu cho một dòng điện thoại tầm trung: Scandal từ trên trời rơi xuống khiến cho một họ smartphone bị đại lý từ chối nhập hàng. Sau khi tiến hành họp khẩn cấp, phương án cứu hộ được tức tốc đưa ra. Làm sao để có thể viết bài PR cho sản phẩm “không có gì quá đặc biệt” này? Thật may mắn, chúng ta có cách biến những thứ “vớ vẩn” trở thành đặc biệt. Thị trường phản ứng tức thì và sản phẩm đã được khách hàng đón nhận! Tất cả êkip thở phào vì doanh số tăng trở lại.

> Phần 3 – Lên ý tưởng kinh doanh bằng… quy trình làm thông điệp: Bán cái mà mình có, hay cái mà khách hàng thực sự đang cần? Nếu đi theo hướng thứ 1, có thể phát huy tối đa được thế mạnh của mình nhưng thị trường có mở? Nếu đi theo hướng thứ 2, liệu có bị mang tiếng là chạy theo thị trường và sa vào cuộc chiến không khoan nhượng vì mình chẳng có lợi thế cạnh tranh? Hãy để Quy trình làm thông điệp giúp bạn giải quyết việc này.

>>> THAM GIA EVENT CUỐI CÙNG TRONG NĂM 2013 – XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN ĐỂ TẠO RA LỢI THẾ CẠNH TRANH BỀN VỮNG NHẤT – http://bitly.com/thuong-hieu-ca-nhan

>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

+ THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG: SAI 1 LY, ĐI 1 TỶ! – http://goo.gl/N1MYHe

+ CẦN CÓ TỐ CHẤT GÌ ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI LÀM TRUYỀN THÔNG GIỎI? http://goo.gl/sA90MO

+ TÂM LÝ HỌC ỨNG DỤNG TRONG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI – http://goo.gl/ubPqJ0

+ HÃY CẤT “MẶT ĐẸP” VÀO TRONG KÉT SẮT – http://goo.gl/COlH2m

+ TỶ PHÚ BÁN GIÀY – http://goo.gl/8XHXhP

+ NGƯỜI THỢ LÀM VƯỜN VĨ ĐẠI – http://j.mp/16elCPD

+ ĐÔI ĐŨA – http://j.mp/16uAEuI

+ BÍ MẬT… THƯỢNG LƯU! – http://j.mp/16uAJi0

(Nguồn: Nguyễn Ngọc Long Blackmoon’s Facebook – September 25, 2013 at 08:33AM)

DIỄN ĐÀN - MỘT THỜI ĐỂ NHỚ
Hướng dẫn đăng ký nhận bài viết qua email

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  1. "Làm thông điệp truyền thông, tức là phải nói về cái chúng ta có dưới góc độ làm bật lên được cái khách hàng cần" (y)

  2. nghĩa là truyền đi thông điệp về sản phẩm của chúng ta theo hướng mà khách hàng muốn chứ ko phải cái chúng ta muốn phải ko anh Long ?

  3. Bài này hay. E ko phải dân truyền thông nên đọc xong đại khái tút lại câu "Bạn cần làm nghiên cứu trước khi áp kết luận cho đại chúng" :v

  4. Follow anh, em như tìm thấy 1 Kim chỉ Nam cho sv Marketing vừa tốt nghiệp như em :D