Please log in or register to do it.

Liên quan đến bộ hình xâm hại trẻ em của MC Công Tố thực hiện, tôi cho rằng nó hoàn toàn mang tính xã hội, vì nó đang đề cập tới một vấn đề xã hội. Dù rằng, tác dụng (hay tác hại, nếu có) đến đâu thì còn phải phân tích, soi chiếu dưới nhiều góc độ khác nhau.

Đầu tiên, nếu nói về cái được thì nó “khuấy lên” sự quan tâm của dư luận về nạn xâm hại tình dục trẻ em.

Khi người ta đề cập tới nó, bàn tán về nó, tranh cãi về nó, thì dù ít hay nhiều cụm từ “xâm hại tình dục trẻ em” cũng sẽ được nhắc đi nhắc lại và rõ ràng giúp thu hút sự chú ý của đám đông.

Sở dĩ tôi dùng chữ “khuấy lên” vì tôi không cho rằng bộ hình mang tính chất phát hiện. Nó chỉ thể hiện lại một điểm nóng mà trước đó truyền thông, báo chí cũng đề cập tới nhiều thông qua các sự việc có thật.

Tuy nhiên, một cái được nữa của bộ hình là nó đã lột tả được cảm xúc đau đớn của các nạn nhân, khoảng trống mà báo chí rất khó đề cập trực diện trong các vụ xâm hại thực tế, vì lý do nhân đạo.

Còn cái chưa được, có thể là việc “diễn” này bị quá sức với các em nhỏ và gây ra xáo trộn tâm lý nào đó. Về điều này thì tôi không có chuyên môn nên cũng không bàn sâu được.

Nhưng nói bộ hình phản cảm là rất gượng ép.

Người ta vin vào việc “rõ mặt” để cho rằng các em sẽ chịu đàm tiếu này kia nhưng thực sự ở đây là các diễn viên mà. Các em có phải nạn nhân thật đâu mà cần giấu đi danh tính.

Tôi cũng không cho rằng ai đó nhìn vào bộ hình “diễn sâu” với đủ thứ font chữ xanh đỏ giống poster phim như vậy mà không nghĩ rằng các em đang diễn?

Mà cho dù nếu điều đó có thật với một số người, thì sau những lùm xùm này, họ cũng đã được thêm một lần nữa biết rõ đây chỉ là một bộ hình sắp đặt.

Tôi cũng phản đối việc che mặt hay làm mờ mặt gì đó vì thực ra vẻ mặt thất thần đau khổ của các em mới là thứ giá trị, làm tăng cảm xúc cho mấy cái bụng bầu giả mà êkip đưa vào.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, nếu êkip có khả năng cao hơn, trình độ giỏi hơn mà có thể dùng những “chi tiết” khác để lột tả được sự đau khổ mà không cần chụp mặt thì đó là phương án hoàn hảo nhất.

Tuy nhiên, không vì thế mà tôi cho rằng họ xứng đáng bị ném đá. Ngoại trừ việc đưa quá nhiều quảng cáo vào hình thì có phần hơi “quá lố” thật!

Nếu êkip có khả năng sắp đặt, sử dụng ánh sáng, và chi tiết giỏi hơn, họ vẫn có thể truyền đi thông điệp đau đớn, tủi hổ, khó khăn của các em bé nạn nhân thông qua cái cúi đầu, bước chân nặng nề, hay thậm chí hình ảnh một con búp bê vứt lăn lóc cũng được (là những chi tiết tôi xem được trong bộ hình ấu dâm của nước ngoài).

Nói chung thì êkip có ý tưởng tốt, có tay nghề khá và những gì họ đã hoàn thành nên được ghi nhận. Nếu có góp ý cũng nên mang màu sắc nhẹ nhàng tích cực hơn là kiểu ném đá để triệt tiêu.


Nguồn: Facebook Nguyễn Ngọc Long

Góc review có tâm: Học truyền thông ở đâu?
9 sai lầm thường gặp khi tương tác ở kênh truyền thông đại chúng

Your email address will not be published. Required fields are marked *