Please log in or register to do it.

1- Công nghệ thêm dấu tiếng Việt đã có lâu rồi

Chính xác là như thế. Mình đã từng dùng thử khá nhiều, và chất lượng rất tệ hoặc hơi tệ. Chất lượng của tính năng này trên Cờ Rôm+ khá Oke. Nhưng vấn đề quan trọng là đăng ký bản quyền phần mềm người ta căn cứ vào source code. Cứ nộp source code lên thẩm định là Oke và được bảo hộ thôi.

2- Một số điện thoại có phần mềm tương tự

Mình không biết có đúng là có hay không? Nhưng nếu có thì vẫn dừng ở mức phần mềm hỗ trợ chứ không phải là có sẵn trong điện thoại đúng không nhỉ.

3- Nếu việc này ngon quá thì các thằng khác copy và cung cấp với giá rẻ, các công ty điện thoại sẽ làm với thằng “nhái”

Cũng tuỳ. Nếu brand nào coi trọng thương hiệu họ sẽ không làm với thằng nhái. Nhất là thằng nhái đó không chất lượng bằng. Nói chung là hên xui.

Nhưng điều quan trọng hơn, là ngay tại buổi ăn trưa hôm qua, 2 bạn founder cũng bày tỏ nghi ngại về việc các công ty Việt Nam chưa có ý thức tôn trọng bản quyền. Mình trả lời họ đúng rồi, nhưng tài sản của mình trí lực của mình thì cứ bảo vệ đi trước đã. Bây giờ không đòi được thì năm sau đòi, 2-3 năm nữa đòi. Đòi 10đ không được thì đòi 1đ. Đòi thằng nhỏ không được thì đòi thằng lớn.

Còn tất nhiên nếu các bạn không cho rằng trí tuệ các bạn chẳng đáng để bảo vệ thì… thôi! Làm sao mình ép được?

4- Hiểu cho thấu đáo

Lợi thế cạnh tranh cốt lõi giống như câu chuyện “người xây máng”. Thay vì cả đời đi gánh nước thuê 8 tiếng mỗi ngày thì chỉ gánh 7 tiếng thôi, còn 1 tiếng đi xây máng. 30 năm sau bạn sẽ thu tiền bằng việc cho thuê máng không cần gánh nữa.

Tương tự khi làm sản phẩm, đầu tiên lo kiếm sống. Sống ngon rồi thì xây dựng giá trị cốt lõi thể hiện ở tính năng. Rồi nâng cấp lên giá trị cốt lõi thể hiện qua cảm xúc. Cuối cùng mới lắp “cái máng” bản quyền và con người.

Nếu đang chết đói, kiếm được 1đ lại đổ vô thương hiệu, bản quyền, nhân sự thì COI CHỪNG. Khi chưa có lợi thế về chức năng lại gồng mình tạo lợi thế cảm xúc cũng ngất vì tiền. Nói chung cái gì cũng phải có quy trình có sự đa chiều có trước có sau có trên có dưới. Hiểu không hết, chỉ nhìn bên ngoài rồi nâng lên thành quy luật coi chừng chết sớm! Thế cho nên offline mới phải làm 8 tiếng, 16 tiếng, 32 tiếng là như vậy. Vì ít quá thì không nói hết được vấn đề.

5- Làm sao để tham gia?

BUỔI OFFLINE “TRUYỀN THÔNG CHO START-UP” ĐƯỢC TỔ CHỨC MỘT LẦN DUY NHẤT, DỰ ĐỊNH VÀO CHỦ NHẬT, NGÀY 7/7/2013 TẠI SÀI GÒN (Hà Nội thì từ từ tính tiếp).

Bạn nào quan tâm thì PM cho mình để biết thêm thông tin chứ không comment rồi kêu là đăng ký nhé vì mình sẽ không tự mời chào ai tham gia hết. Có một số bạn đã PM rồi mình sẽ từ từ trả lời, gửi form đăng ký qua tin nhắn theo thứ tự ưu tiên. Bạn nào PM trước mình trả lời trước cho công bằng.

Nhân tiện tái bút một chút là có fanpage kia lập survey “Có nên tham gia học truyền thông với Nguyễn Ngọc Long Blackmoon không?”. Đầu tiên mình cảm ơn tha thiết các bạn đã lăng-xê mình. Nhờ đó mà quá trời người đi tìm hiểu mình, mê mình luôn và đã đăng ký offline (người ta nói thế).

Tiếp nữa, chẳng hiểu sao các bạn phải đi kêu gào những người không học của mình vô vote chi vậy? Có giá trị gì đâu? Để mình làm giúp cho nè có phải tốt hơn và uy tín hơn không?

BÀ CON CHÚ Ý ĐỪNG BAO GIỜ THAM GIA OFFLINE VỚI MÌNH NHÉ, CHƯƠNG TRÌNH CỰC LỞM, TỆ, TÀO LAO BÍ ĐAO, VÔ DỤNG. SPEAKER KHÔNG PHẢI THẠC SĨ, TIẾN SĨ, CHUYÊN GIA HAY DIỄN GIẢ SỐ 1 VIỆT NAM, TRÁI LẠI DÒM NHƯ ĂN MÀY, CHÂN ĐẤT MẮT TOÉT XẤU XẤU BẨN BẨN. ĐỪNG THAM GIA NHÉ CÁC BẠN, THA THIẾT NĂN NỈ ĐẤY :-)))))))))

(Nguồn: Nguyễn Ngọc Long’s Facebook – June 25, 2013 at 12:11PM)

Truyền thông đơn giản là nói thật
Bạn có biết 2 nguyên tắc bí mật để tạo ra lợi thế cạnh tranh cốt lõi?

Your email address will not be published. Required fields are marked *