Please log in or register to do it.

Hôm nay, cả đám rủ nhau đi ăn đồ Thái sau thời gian dài ở nhà để thể hiện tình yêu đất nước.

Tàn cuộc, đứa bạn ợ một tiếng rõ to rồi chép miệng: “Chả hiểu sao cũng từng đó món, cũng của quán này mà kêu về nhà ăn thấy chẳng ngon gì, ra đây ăn thì khác hoàn toàn?”

Cô giáo mới nhẹ nhàng hỏi lại:

“Kêu về nhà ăn có phải gửi xe không?”

“Không”

“Vậy là không gặp bác giữ xe phải không?”

“Uh không”

“Đồ ship về có kèm bảng hiệu của quán không?”

“Có logo nhưng không bảng hiệu”

“Có lễ tân ra chào hỏi này kia không?”

“Không”

“Có cầm menu không?”

“Có xem menu trên fanpage

“Có cầm menu không?”

“Không”

“Có gọi nhân viên ra để ghi order không?”

“Không”

“Có phải chờ làm món không?”

“Có”

“Trong lúc chờ có nhìn ngắm được khách khứa xung quanh không?”

“Không”

“Có nghe thấy tiếng bát đũa va chạm ở bàn bên cạnh không?”

“Không”

“Đồ giao qua có cốc chén bát dĩa của quán không?”

“Có thìa và đũa”

“Chất liệu giống ở quán không?”

“Không”

“Cảm giác cầm dĩa đồ ăn trên tay có giống nhau không?”

“Không”

“Có bầy biện đẹp đẽ sang chảnh như ở quán để checkin không?”

“Không”

“Có chanh, quất, ớt không?”

“Có”

“Có đặt trong hộp đầy ắp như ở quán không?”

“Không”

“Ăn thấy chua quá hay mặn quá có kêu nhân viên ra phàn nàn được không?”

“Không”

“Khi ăn có ngồi bàn ghế không?”

“Có”

“Bàn ghế giống ở quán không?”

“Không”

“Ăn xong có phải đợi tính tiền không?”

“Không”

“Sau đó có người ra dọn dùm không?”

“Không”

“Vậy tất cả những thứ tạo ra trải nghiệm về thương hiệu có giống nhau không?”

“Chắc là… không!”

“Vậy thương hiệu của quán chỉ đến từ cái tên, logo và món này món kia thôi hả?”

“À không”

“Vậy kêu đồ về nhà là “ăn” thương hiệu this, còn đến đây là “ăn” thương hiệu that, đâu có giống nhau mà thắc mắc làm gì”.



He he.


Nguồn: Facebook Nguyễn Ngọc Long

Một chốn bình yên giữa chợ đời
Checklist 10 điểm cần thăm khám để tìm ra lí do content chưa thu hút

Your email address will not be published. Required fields are marked *