Please log in or register to do it.

Tại WWDC 2019, Apple đã chính thức tung ra phiên bản mới của hệ điều hành cho iPhone và laptop Mac.

Một trong những tính năng nổi bật là “ngăn chặn kẻ trộm”.

Xét về mặt kỹ thuật, tính năng này sẽ điều khiển iPhone của các em phát ra sóng bluetooth, cố gắng kết nối với một (số) máy iPhone gần nó nhất để thông báo vị trí, khi bị kẻ gian đánh cắp.

Như vậy, dù có tắt máy, tháo sim, ngắt kết nối internet thông qua wifi hay mạng 4G thì kẻ gian vẫn bị theo dấu dễ dàng.

(Hình CNN)

Nghe có vẻ rất thần thánh đúng không? Nhưng thực ra giải pháp (cô giáo nghĩ nên dùng chữ giải pháp hơn là tính năng) này không mới. Trước đó rất lâu, ứng dụng Firechat đã làm được điều tương tự.

Firechat thường được sử dụng trong các cuộc biểu tình, khi chính quyền ngăn chặn người dân liên lạc bằng những công nghệ phá sóng tối tân.

Nó cho phép mọi người chat chit với nhau mà không cần kết nối vào internet, thông qua việc thiết lập một mạng nội bộ ngang hàng bằng sóng bluetooth.

Tức là, giải pháp của Apple không phải đột phá gì sáng tạo. Nhưng dưới góc nhìn truyền thông marketing, nếu coi giải pháp của cả Apple lẫn Firechat cùng là một sợi chỉ nhỏ, thì sợi chỉ của Apple đang bện vào một sợi dây thừng to hơn, đó là thông điệp về sự ĐƠN GIẢN.

Đơn giản, chứ không phải là “chống ăn cắp”, hay “bảo mật”.

Người dùng iPhone / MAC sẽ chẳng cần làm gì để kích hoạt tính năng này. Họ chỉ đơn giản là… cứ dùng điện thoại như thường, và kẻ cắp thì không làm gì được nữa!

Nó cũng nhất quán với triết lý “nguyên thuỷ” của iPhone, là ĐƠN GIẢN. Các em không phải (và không được) chọc chạch gì nhiều, cứ mua máy là sử dụng. Vậy thôi.

Nếu “Slide to unlock” rồi nhập 4-6 ký tự để mở máy vẫn bị coi là phức tạp, thì Apple sẽ trang bị cảm biến vân tay. Thế là các em chỉ cần “dí tay vào là mở máy” (trước đó thì dí tay vào là thiết lập xong cài đặt). Đơn giản quá đúng không?

Nhưng Apple không nghĩ thế. Họ trang bị cho iPhone một hệ thống depth camera để nhận diện khuôn mặt, giúp các em cứ giơ điện thoại lên là mở được máy, mà không cần “tốn thêm” theo tác phải dí tay!

Tính năng càng lúc càng phức tạp, nhưng thao tác thì càng ngày càng đơn giản. Và mỗi một “sợi chỉ” thay đổi nhỏ, lại bện chặt hơn vào tâm trí người dùng hai từ ĐƠN GIẢN.

Đơn giản tới mức nếu nghĩ tới mua smartphone cho bố mẹ ông bà, các em sẽ ưu tiên chọn iPhone. Thông điệp về sự đơn giản đã giúp Apple mở rộng thị phần của mình ra khỏi phân khúc của những người không rành công nghệ. Và giúp họ thu về tỷ tỷ đô la.

Đọc đến đây, các em đã phát hiện ra 2 chữ mà Apple sử dụng đó là NHẤT QUÁN. Và 2 chữ thần thánh đó đã khiến thông điệp của họ ghim sâu vào trí não của tất cả công chúng mục tiêu.

Từ hôm nay, nếu định chạy một chiến dịch truyền thông nào đó, các em phải nhớ tới câu chuyện của iPhone, nhớ tới bài học của Apple.

Content (tính năng, giải pháp) thì cần đa dạng, cho người dùng hào hứng và hình ảnh xoay quanh thương hiệu của mình luôn sinh động. Nhưng thông điệp ẩn sau đó, thì phải ngắn gọn, đơn giản và NHẤT QUÁN mới tạo được hiệu quả tối đa.

Less is more, vốn là như vậy.


Nguồn: Facebook Nguyễn Ngọc Long Chú ý, đừng bỏ qua những câu chuyện bên lề được bổ sung ở dưới comment!

Người luôn mang lại giá trị cho cộng đồng
Cảm xúc đám đông lấn át lí lẽ: Rủi ro doanh nghiệp phải chấp nhận khi làm thương hiệu bằng hoạt động từ thiện

Your email address will not be published. Required fields are marked *