Please log in or register to do it.

Năm mới Tết đến là lúc gia đình sum vầy, quây quần bên nhau sau một năm học tập, làm việc vất vả. Với người dân Việt Nam Tết là ngày lễ lớn nhất trong năm và có rất nhiều phong tục liên quan đến ngày lễ lớn này. Hãy tham khảo những phong tục trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam để hiểu biết thêm về những phong tục, tập quán tốt đẹp và ý nghĩa của ngày Tết Việt nhé.

1. Thăm mộ tổ tiên:

Thăm mộ tổ tiên

Mọi người trong gia đình sẽ cùng đi dọn dẹp, thăm viếng mộ tổ tiên từ ngày 23 đến ngày 30 tháng chạp và đem theo hương đèn hoa quả để cúng, mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu.

2. Khai bút đầu xuân:

Đầu năm mới mọi người thường treo “câu đối đỏ” được viết bằng chữ nho trên giấy đỏ hay hồng đào để chúc điều may mắn, tốt lành cho năm mới.

3. Tống cựu nghinh tân:

Dọn nhà đón Tết

Những ngày cuối cùng của năm mọi người sẽ quét dọn vệ sinh nhà cửa, đường xá sạch đẹp cũng như mua sắm quần áo mới, thức ăn, vật dụng ngày tết. Người lớn dặn dò con cháu từ phút giao thừa trở đi, không cãi cọ nhau, không vứt rác bừa bãi, không nghịch ngợm, trách phạt nhau…. Đối với hàng xóm láng giềng, trong năm cũ có điều gì không hay không phải đều xuý xoá hết, tất cả mọi người dù lạ dù quen, sau phút giao thừa đều niềm nở, vui vẻ và chúc nhau những điều tốt lành.

4. Quà tết:

Món quà Tết thể hiện sự quan tâm, biết ơn, tôn kính của bản thân vói gia đình, bạn bè,… vì vậy món quà là điều vô cùng quý và đặc biệt là những ngày trước Tết.

5. Chúc thọ, chúc tết:

Ngày mồng một đầu năm là lúc con cháu trong nhà tỏ lòng hiếu thảo bằng việc mừng tuổi, chúc thọ, chúc tết ông bà, cha mẹ và người thân.

Phong tục Tết cổ truyền

6. Lễ xông đất:

Xông nhà Tết cổ truyền

Ngày Tết người ta sẽ mời người có vận may (làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc), người hợp tuổi với chủ nhà đến xông nhà vì theo tín ngưỡng của người Việt thì người đầu tiên bước vào nhà mình ngay đầu năm sẽ đem điềm lành, may mắn cho gia đình suốt cả năm. Người xông nhà phải ăn mặc chỉnh tề, bước vào cửa chính rồi đi quanh nhà, đến bếp, ngụ ý đem lại may mắn vào từng xó nhà.

7. Hái lộc đầu xuân:

Với mong muốn mang phước lộc về nhà ngày đầu năm người ta sẽ hái 1 nhánh non trên cây đa trong đình, chùa đem về treo trước nhà hoặc chưng trên bàn thờ.

8. Lì xì đầu năm:

Lì xì

Khi Tết đến Xuân về thì Ông Bà Cha Mẹ sẽ chuẩn bị một ít tiền cho vào phong bao màu đỏ bắt mắt để mừng tuổi cho con cháu trong nhà và hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích,… cùng với những lời chúc tốt đẹp như hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang, ngoan ngoãn,…

9. Cúng ông Táo:

Ngày 23 tháng chạp hàng năm người ta sẽ dọn dẹp sạch bếp và làm mâm cúng ông Táo có con cá chép ở trong bếp để mong ông báo cáo điều tốt để Trời cho gia đình được bình an, may mắn trong năm tới vì theo quan niệm nhân gian đây là ngày ông Táo phải lên trời để trình cho Thượng Ðế để xét thưởng hay trách phạt gia chủ.

10. Lễ xuất hành:

Khai hạ du xuân

Ngày mồng một đầu năm người ta sẽ xem lịch, chọn hướng tốt, hạp với tuổi để xuất hành trong những giây phút đầu tiên của năm với mong muốn may mắn mỗi khi bước chân ra khỏi nhà.

11. Mâm ngũ quả ngày Tết:

Mâm ngũ quả Tết cổ truyền

Chuẩn bị một mâm ngũ quả thể hiện cho 5 vị Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, 5 yếu tố được cho là đã cấu thành nên vũ trũ trong quan niệm của Khổng giáo với nghĩa chung sâu sắc, thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành cho một năm mới sắp tới.

12. Lễ rước vong linh ông bà:

Người ta sẽ chuẩn bị các thức ăn và trái cây được xếp thành mâm cỗ để dâng lên bàn thờ vào chiều 30 tháng Chạp để tưởng nhớ đến vong linh ông, bà, tổ tiên… và cùng nhau kể chuyện năm cũ, ước nguyện năm mới.

13. Bánh chưng, bánh dày:

Gói bánh chưng bánh tét

Ăn bánh chưng, bánh giày đầu năm nhằm tưởng nhớ công ơn ông bà, cha mẹ và tập tục này còn gắn với câu chuyện bánh chưng, bánh dầy từ thời vua Hùng thứ 18 khi kén phò mã.

14. Hoa tết:

Chơi hoa Tết

Ngày Tết người ta sẽ mua những cây hoa mang may mắn về nhà như: đào, mai, úc, thọ,…. và cả cây quất để mong mọi điều tốt lành, xua đuổi tà ma, thịnh vượng, tràn đầy, viên mãn,… đến cho gia đình.

Chúc bạn hiểu và yêu hơn những phong tục, truyền thống ngày tết của người Việt qua bài viết những phong tục trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam trên đây.

 

Nguồn: Wikilamdep

Phong tục tập quán đẹp trong dịp Tết Nguyên Đán (P1): Tất Niên
Tục biếu Tết, kiêng kỵ và những phong tục thú vị của ngày Tết Nguyên Đán

Your email address will not be published. Required fields are marked *