Lúc ngồi trong lớp, cậu bé ngồi gần hỏi chị: Cô làm nghề gì, ở đâu.
Chị nói cô ở nhà, không làm gì cả.
Cậu ấy hỏi chị: Thế cô đi học để làm gì?
Chị trả lời: – Đi học để biết.
– Cô biết để làm gì?
Chị không trả lời nữa.
Nhưng đó là câu hỏi hay, dù cậu ấy còn quá ngây ngô trước những vấn đề và từ ngữ em đưa ra.
Hôm nay chị thèm ngủ kinh khủng, thế mà tỉnh như sáo trong lớp, tỉnh hơn cả ở nhà đọc sách hay biên tập bài ở nhà cả tuần nay. Không có điều gì mới với những điều chị đã biết và đã đọc, nhưng lại là mới và kích thích chị sáng tạo content kinh khủng, vì em đã sử dụng motip giảng bài từ thực tế, tổng hợp ngắn, gãy gọn, súc tích, dễ hiểu,̀ bài tập thực hành được ngay trong từng trường hợp riêng của mỗi người (chị tin thế) nếu đang khó khăn hay bế tắc,hoặc muốn tìm ra một hướng mới phát triển hiệu quả cho doanh nghiệp hoặc thương hiệu của mình.
Hiểu từ gốc rễ, truy đến tận cùng để nhìn rõ và đơn giản hóa là điều chị rất thích. Có gạo rồi, ta có thể biến nó thành cơm hay cháo, bún, phở, bánh… là câu chuyện riêng của mỗi người trong thực tế riêng một cách cụ thể.
Chị đã từng nghe hàng trăm lần các bài giảng về truyền thông thương hiệu, do các chuyên gia tên tuổi nói cực hay, nhưng chả để làm gì, và chị cũng biết chắc chắn các chuyên gia sẽ cho mọi người hàng ngàn nhận xét và kiến thức hay ho, để thấy sự biến hóa, điêu luyện và tài năng của truyền thông…nhưng dù có ghi chép hay nuốt từng lời, thì ra khỏi cửa các bạn ấy cũng chả áp dụng được gì.
Những điều to tát ấy phải để trên nóc tủ vì nó quá siêu.
Thực tế là bài học cụ thể hay ho nhất, và con đường đi đến hiệu quả thực ra bắt đầu từ hiểu biết ngọn nguồn điều mình đang làm và muốn gì.
Tại sao phải mất đến 5 năm trong trường đại học mà không phải chỉ cần 5 khóa học khác nhau của Truyền thông Trăng Đen, mỗi khóa vài ngày, để kinh doanh và quản lý hiệu quả từ truyền thông?
Chị cứ thô thiển nhận xét thế, ai muốn xỉ vả chị cứ việc, vì chị chả có học cao cấp ở đâu, và chưa gọi ai là thầy cô ngoài người dạy chữ cơ bản.
Gần 35 năm trôi qua, kể từ ngày chị ở trong lớp học tiếng được 2 tuần, khi sang đất nước xa xôi ấy, chị chán phải ngồi đọc ê a từng chữ, bỏ ra ngoài đi chơi với dân địa phương, để học nhanh hơn, để hiểu người dân địa phương nói gì và sống thế nào, chứ không ngồi ỳ trong lớp, học từng chữ như vẹt và ngại tiếp xúc, để 10 năm vẫn chưa hiểu nổi cái banrol treo ngang đường phố nơi mình đang sống.
Để có kiến thức rút ra từ thực tế rất mất thời gian nếu không biết cách và thông minh (như em), nhưng có người chỉ cho mình những điều thực tế ngay trước mắt một cách dễ hiểu, dễ dàng thì hiệu quả và sáng tạo rất vô biên.
Em làm được điều ấy khi dựng giáo án.
Chị nóng tính, hay dùng từ mạnh nên dễ mất lòng người nghe khi trao đổi công việc, nhưng chị cũng nói luôn với các bạn trẻ: Đừng giận chị, vì chị phải mất đến 5-10 năm mới hiểu rõ điều đó để đúc kết thành kinh nghiệm, mới hiểu điều chị đang nói không thể khác, thì nên nghe lời chị để chỉ mất 2 tháng hay 5 tháng thực hành từ thực tế là thấy chị đúng (và cô gái chị rất yêu chả bao giờ tin chị, nhưng lần nào cũng cứ thử và thấy chị đúng – trong rất nhiều năm).
Em đã nghiên cứu và hiểu rất rõ công việc của mình, truyền đạt cũng rõ ràng, đó là điều chị thấy một buổi học có ích – ngay cả người làm nghề như chị. Đúng là mọi thành phần đều nên đi học “truyền thông” từ những bài đầu tiên thế này, để nhận thức, phát triển và biết cách truyền thông bản thân và doanh nghiệp của mình.
Chị thích nhất em chú trọng đến hiệu quả áp thực tế khi truyền đạt cho học viên, hay tư vấn cho những doanh nghiệp lớn nhỏ trong truyền thông và kinh doanh.
Chả màu mè quy tắc lý thuyết cao siêu.
Học viên học để hiểu mình, hiểu sản phẩm, hiểu thị trường, biết mình phải làm gì rất cụ thể mà chẳng có một từ nào triết học hay văn học… nên thấy một ngày trôi qua thật ngắn, thật nhanh.
Đây là lớp học dễ học và dễ chịu mà mang hiệu quả thực tế nhất mà chị tham gia.
(vì chị rất ghét học trên lớp).
Học viên thời đại số rất thông minh – chỉ cần học, đọc và tiếp xúc nhiều hơn nữa thôi.
Nguồn: Facebook nhà báo Đỗ Hương