Please log in or register to do it.

Hôm qua, tôi đăng bài viết “Muốn bình an, đừng đổ lỗi”, có một comment khiến tôi thích thú:

“Sao anh nói chuyện lạ quá, giống như thầy tu vậy?”

Tôi cho rằng có thể không nói ra nhưng nhiều người khác cũng có cùng suy nghĩ. Và thật đáng buồn, những người như vậy sẽ khó có được bình an.

Tôi nhớ trong đợt tập huấn về Khủng hoàng truyền thông ngoài Đà Nẵng, có ý kiến cho rằng “Ở Việt Nam, có hai kiểu người bị ghét. Đó là người giỏi và người giàu”.

Tôi muốn bổ sung, có một kiểu thứ ba, không bị ghét bằng lời nói nhưng không có được sự thích thú từ trong suy nghĩ, đó là các thầy tu.

Đây là một nhân vật đặc biệt thú vị. Kiểu người mà “ai cũng” kính nể, nhưng “ai cũng” không muốn trở thành. Tất nhiên, tôi đang nói tới số đông trong xã hội.

Chẳng có ai “bình thường” lại muốn trở thành một thầy tu cả.

Nhưng chia vui với Phật giáo và chia buồn cùng đại chúng vì lịch sử hàng nghìn năm tiến hoá đã gắn được thương hiệu “bình an” vào các bậc chân tu.

Sách vở, sân khấu, phim ảnh, báo chí… có một tội rất lớn, đó là gắn chặt khái niệm “hạnh phúc” và “bình an” vào với chùa chiền, phật pháp, tu tập hay thiền định.

Quý vị nợ xã hội này một lời xin lỗi vì tạo ra định kiến. Định kiến này mang đến toàn những khổ đau.

Chúng ta sẽ mãi mãi nghèo nếu căm hận người giàu. Chúng ta sẽ ngu bền vững nếu căm thù người giỏi. Và chúng ta sẽ chẳng bao giờ có được bình an nếu còn giữ sự liên tưởng đến các bậc chân tu.

Số đông không muốn tự nhiên phải ăn chay, phải thực hành khổ hạnh, phải tiệt dục, phải cạo đầu và khoác áo nâu sòng. Thế nên từ trong suy nghĩ sẽ rất tự nhiên phát sinh sự kháng cự hầu hết những gì khả dĩ có thể mang tới bình an.

Đó là bi kịch. Là nguyên nhân sâu sa mà tôi tin rằng tất cả những khoá tu mùa hè, những sách báo kinh kệ không thể mang tới cho số đông được sự bình an bền vững, ổn định và lâu dài.

Những gì họ rao giảng rất đúng, không sai, nhưng vừa tu tập để có bình an mà vừa được làm tình tập thể, chịch xoạc và nhồm nhoàm nhậu nhẹt thì sướng hơn nhiều. Khi ấy, đại chúng hẳn là hoan hỉ lắm.

Thế nên hãy gỡ bỏ định kiến trong đầu, nếu có, của chúng ta về sự bình an. Bình an và hạnh phúc đơn giản chỉ là một kỹ năng, ai cũng học được, chẳng có gì cao siêu và càng không có gì khổ hạnh hay cần tu tập.

Bình an không phải đặc sản riêng có của các bậc chân tu. Nó bình thường như cân đường hộp sữa. Nó trần tục như ăn ngủ đái ỉa hàng ngày. Nó sung sướng như làm tình, thủ dâm vậy đó.

Và hãy nhớ, bạn sẽ mãi mãi không bao giờ có được bình an nếu từ trong suy nghĩ đã vô thức từ chối bình an.

#T40


Nguồn: Facebook Nguyễn Ngọc Long

Tử tế và phạm pháp
Muốn bình an, đừng đổ lỗi!

Your email address will not be published. Required fields are marked *