Không phải là tên một bộ phim kinh dị khoa học viễn tưởng đề tài hậu tận thế bên nước Mĩ xa xôi, đó là tình cảnh của những người khiếm thính kém may mắn trong mùa dịch.
Mạng xã hội đang lan truyền câu chuyện xúc động về ông lão bán vé số câm điếc từ chối 70 triệu đồng tiền ủng hộ của mọi người khiến dư luận vô cùng cảm phục. Nhưng các em có bao giờ đặt câu hỏi người câm điếc thực sự cần chúng ta giúp đỡ điều gì?
Người câm điếc thực ra vẫn có thể nhìn vào chuyển động mấp máy (tín hiệu môi) để hiểu người đối diện nói gì. Nhưng khi xảy ra dịch, mọi người phải đeo khẩu trang khi ra đường, đồng nghĩa với cửa ngõ giao tiếp duy nhất của họ đã coi như bít lại.
Lúc có bệnh phải đi khám, bác sĩ có thói quen cúi mặt khi gọi tên bệnh nhân, nên người câm điếc không thể đọc được khẩu mình miệng để đáp lời. Chỉ tới khi bác sĩ bực bội ngước lên la mắng thì họ mới nhìn thấy và hiểu ra. Vì lý do đó người câm điếc rất sợ đến bệnh viện và họ thường chịu thiệt thòi khi lỡ ốm đau.
Họ cũng gặp nguy hiểm với vấn đề đi lại bằng phương tiện cá nhân, vì không thể nghe được tiếng còi xe. Và nhìn bề ngoài, thì người câm điếc thường bị đánh giá là “ít khuyết tật” hơn người khiếm thị hoặc là cụt tay cụt chân nên họ ko được chứng nhận khuyết tật nặng, không được cấp bảo hiểm y tế, và ko được miễn giảm vé khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Hậu quả là, dù chỉ không nghe không nói được, nhưng người câm điếc cũng gần như ko đi đâu được. Thế nên cuộc sống của họ vô cùng khép kín và cô đơn. Đó là lý do vì sao một chú chó sẽ là người bạn tốt nhất cho người câm điếc.
Nếu thương cảm với hoàn cảnh của ông lão bán vé số, các em có thể mua tặng ông thẻ bảo hiểm y tế, giúp đỡ đưa ông đi khám những lúc ông đau yếu. Và nhất là hãy để ý cùng chăm sóc chú chó – người bạn của ông. Bởi vì đấy là niềm vui lớn nhất mà ông có lúc này.
@bloggernguyenngoclong Nỗi khổ người câm điếc đằng sau câu chuyện cụ ông bán vé số và chú chó cưng #nguyenngoclong #truyenthongtrangden #learnontiktok
♬ original sound – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Ngọc Long
Cảm ơn các em đã chìa một cánh tay ra cho cuộc đời của người câm điếc vang lên những thanh âm của lòng tốt chứ không phải là vùng đất câm lặng giữa xã hội văn minh. Và cũng để biết rằng, bản thân chúng ta đã may mắn đến thế nào khi được sinh ra với đầy đủ các giác quan.
Tôi đã đọc qua bài viết và thật tình cờ đêm qua tôi biết đến phần mềm “Live Transcribe & Sound Notifications”
(by Google, miễn phí) trên Android.
Nó sẽ live transcribe từ speech sang text và hiển thị ngay trên màng hình, có nhận diện giọng Vietnamese. Đã test, ok.
Nó có thể hỗ trợ cho người câm và/hoặc điếc trong việc giao tiếp. Bác sĩ hay thầy cô giáo nói gì thì người câm có thể nhìn live vào màng hình.
Nhược điểm là cần kết nối Internet.
Tôi đang ở Myanmar và tôi không giúp gì được. Chỉ mong thông tin này hữu ích và chúc người bình an.