Please log in or register to do it.

Theo dõi trận đấu pháp lý đến giờ phút này, mình lờ mờ nhận ra chiến lược truyền thông khôn ngoan của #Vinasun. Mà nếu không khéo, khả năng cao #Grab sẽ thua trên thế thắng.

Để hiểu rõ điều này, bóc tách nội dung phiên tòa ngày 22/11 vừa qua sẽ thấy mấy điểm “đáng chú ý” sau:

1, Grab yêu cầu triệu tập công ty giám định Cửu Long để đối chất nhưng không được. Lý do Grab đưa ra là Cửu Long dựa trên 3 báo cáo và khuyến nghị của 3 công ty chứng khoán mà các công ty này đều lưu ý là họ “không chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin và không được sử dụng ngoài mục đích nào khác, ngoài việc gửi cho nhà đầu tư tham khảo”. 3 báo cáo này, nói cách khác, không thể sử dụng làm bằng chứng.

2, Vinasun không nhất quán trong câu trả lời khi vừa mới khẳng định giá trị vốn hóa thị trường giảm sẽ gây thiệt hại cho công ty, nhưng gần như ngay sau đó lại cho rằng giá trị vốn hóa thị trường chỉ là một yếu tố ảnh hưởng đến sụt giảm lợi nhuận. Đại diện Vinasun cũng cho rằng giá cổ phiếu của doanh nghiệp này đang giảm, nhưng thực tế là chỉ số này đang tăng, trong khi VN-Index thực ra đang… giảm!

3, Grab lần nữa đề nghị đình chỉ phiên tòa và không chấp nhận bất cứ yêu cầu nào của Vinasun vì thiếu nhiều bằng chứng quan trọng cũng như Vinasun không thể chứng minh được Grab là nguyên nhân trực tiếp và duy nhất gây ra thiệt hại (nếu có) cho Vinasun. Hãng này kể thêm rằng, ngay trong các báo cáo cũng chỉ rõ, các đối thủ khác trên thị trường cũng ảnh hưởng đến hoạt động của Vinasun như Phương Trang, Mai Linh, Vinataxi… nhưng không được tính vào.

Các điểm “đáng chú ý” này nghe có quen không? Và đấy là lý do mình đưa nó vào trong ngoặc kép.

Hay nói cách khác, đến phiên xử lần này, nội dung tranh luận đã không còn chi tiết mới. Và đến đây, các bạn đã lờ mờ đoán ra rồi!

Đúng thế, khi một sự kiện truyền thông không còn chi tiết mới thì đồng nghĩa nó không còn được quan tâm. Số lượng bài báo đăng tin sẽ giảm, và đặc biệt số lượt thảo luận, cũng như sức nóng của các cuộc thảo luận trên social cũng từ từ nguội lạnh.

Từ khi bắt đầu cuộc chiến, Grab luôn dựa trên “thế trận lòng dân”, dựa vào thông điệp vì quyền lợi người tiêu dùng để dẫn đầu cuộc chiến truyền thông. Nhưng cộng đồng mạng “cả thèm chóng chán”, họ dễ nhớ mà cũng rất dễ quên.

Quan điểm của đám đông nhiều khi được định hướng bởi sự hiếu kỳ. Khi sự vụ đến hồi hết HOT, tòa án không còn bị sức nóng của dư luận thổi bùng sau gáy, thì một phán quyết “không hợp lòng số đông” có thể được tung ra. Chóng vánh!

“Ngày phán quyết” 30/11 tới đây, mình không rảnh để Google xem sẽ có những vụ án nào chia lửa truyền thông? Nhưng chắc chắn sức hút của AFF Cup là không cần bàn cãi. Hai trận bán kết ngày 1/12 và 2/12 sau đó có thể nhấn chìm mọi oan sai.

Grab nếu tỉnh táo thì nên kiến nghị dời phiên xử qua thời điểm khác. Hoặc phải tính toán thật kĩ để tung ra các tình tiết drama hết mức nhằm thổi bùng dư luận, lôi kéo truyền thông. Nếu không, khả năng cao hãng này sẽ thua trên thế thắng.

Nếu làm truyền thông cho Grab, bạn có ý tưởng gì để đối phó hay không?


Nguồn: Facebook Nguyễn Ngọc Long

"Cần tiền mà gặp phải sếp tồi nhưng trả đủ lương, tôi sẽ không nhảy việc": Sống trên đời phải biết, ở từng thời điểm thì điều gì là quan trọng nhất với mình!
"Không thăng tiến được đơn giản là do bạn 'dốt', chẳng đồng nghiệp nào rảnh tới mức suốt ngày ngồi chơi xấu bạn đâu!"

Your email address will not be published. Required fields are marked *