Truyền hình Vĩnh Long đưa tin giới chức ở thành phố Opole (Ba Lan) quyết định không dùng máy cắt cỏ nữa mà thuê… đàn cừu của ông Jan Spik đi dọn cỏ bên bờ sông Orda.
Người đàn ông đã 80 tuổi nói deal này khiến ông vui lắm. Vì vừa có cơ hội cải thiện thu nhập, vừa đỡ buồn sau khi về hưu, lại gia tăng sức khoẻ (đi tới đi lui lùa bầy cừu 80 con “làm việc”).
Về phía chính quyền, họ lập luận việc thuê cừu “cắt cỏ” không những giúp bảo vệ môi trường, mà lại còn tiết kiệm hơn tiền duy tu, bảo trì bảo dưỡng và nhiên liệu vận hành máy móc.
Tất nhiên, có một điều lấn cấn là không thấy bản tin nhắc gì đến việc ai sẽ đi dọn cứt cho 80 “chiếc máy cắt cỏ sống” này? Việc đó có ô nhiễm hay không và có phát sinh thêm chi phí hay không?
Tìm trên Google thì thấy VnExpress cũng loan tin tương tự trích nguồn Retuers. Tức là việc làm của giới chức thành phố Opole đã nổi tiếng toàn thế giới. Đồng nghĩa với vị thế chính trị của họ sẽ được củng cố dựa trên tình yêu mến của người dân.
Cách đây đúng 1 năm, vào trung tuần tháng 8 năm 2016, dư luận cũng một phen phát sốt khi biết tin Hà Nội chi 54 tỷ đồng để cắt cỏ trên đại lộ Thăng Long.
Báo chí vào cuộc, mạng xã hội lên đồng, sức ép quá lớn khiến ai đó… dỗi nên không làm nữa.
Chẳng lâu sau, có bài phóng sự cỏ mọc thành rừng trên đại lộ Thăng Long. Cỏ cao ngút đầu người, cỏ tràn ra lối đi, cỏ mọc chắn hết bảng báo giao thông có thể gây tai nạn. Dư luận chưng hửng, im thin thít rồi lặn mất tăm.
Việc cắt cỏ sau đó có được tiếp tục hay không thì cô không rõ, mà cũng chẳng quan tâm lắm.
Chỉ là qua vụ “chính trị bầy cừu” này ở Balan mới sực nhớ chuyện Việt Nam thuở ấy. Bài học rút ra là, người dân ở đâu cũng hiền và dễ dắt mũi như một bầy cừu. Riêng dân Việt Nam mình thì bonus thêm đặc tính là rất thích chửi nhưng không đưa ra giải pháp.
Mấy đứa khỏi chửi, vì bầy cừu này có cả cô trong đó. Be be ????????????
Nguồn: Facebook Nguyễn Ngọc Long
[…] Vì quyết định này là bệ đỡ vững chắc, mở đường lui để cứu nguy uy tín chính trị cho ông Hải trước tuyên bố “không dẹp được vỉa hè tôi sẽ cởi áo từ […]