Please log in or register to do it.

Có một nguyên tắc “nhỏ” khi tư vấn xử lý khủng hoảng truyền thông, đó là suy đoán… có tội! Nó ngược với nguyên tắc suy đoán vô tội của những người làm toà án.

Nếu là một người bạn tốt, hoặc có ý tốt, hoặc muốn làm điều tốt thì khi tư vấn cho bạn này, những người xung quanh nên tấn công mạnh mẽ theo hướng đó.

“Tao mới thấy có đứa comment thêm hình này, mày ăn cắp đúng không?”

“Mày phải nói thật cho tao, mày đạo ý tưởng này đúng không?”

“Tao chẳng hiểu gì về chuyên môn, nhìn vô là tao thấy giống”

“Mày giải thích loanh quanh quá, tao không thấy hợp lỗ nhĩ đâu”

Đại khái vậy. Đó mới thực là giúp đỡ.

Nguyên tắc suy đoán có tội, khắt khe và tấn công dồn dập “thân chủ” giúp bảo vệ họ thay vì ve vuốt và đồng loã. Chưa cần nói đến việc tung hô.

Giữ một cái đầu lạnh và đóng vai ác sẽ khiến bạn bè mình an toàn hơn rất nhiều, ít nhất khiến họ không hành xử kiểu “giật gấu vá vai”, vừa nghe chửi vừa tẩu tán chứng cứ thế này.

Đừng tưởng xin lỗi là xong, vì nếu mình là người xử lý cho bạn Maxk này mình sẽ không an tâm rằng mọi thứ đang khép lại. Thậm chí, đây còn là bước đi vô cùng nguy hiểm.

Bạn ăn cắp của người khác nhiều đến mức bạn không nhớ hết (nói lịch sự của ý cố tình không nhớ) thì nên để cộng đồng “thánh soi” Việt Nam giúp sức. Nếu xin lỗi cho xong, kiểu hoá mù ra mưa cho mọi thứ lắng lại xong mà ai đó, tác giả nước ngoài nào đó tự phát hiện ra bạn ăn cắp đạo nhái của họ, trong một dự án thương mại khác và âm thầm kiện thì bạn lên đường.

Đó là lời cảnh báo nhỏ nhẹ nhưng là ý tư vấn thật lòng dành cho Maxk và hội bạn đểu của Maxk. Vỗ tay 


Nguồn: Facebook Nguyễn Ngọc Long

Content marketing: Amuse tiếp tục ghi điểm!
Chính trị bầy cừu

Your email address will not be published. Required fields are marked *