Lúc buổi tối ngồi ăn với bạn Hằng Hang Mai, khi nghe câu chuyện mà bạn kể. Mình nói là “chuyện này hấp dẫn, mình sẽ dùng để PR cho bạn nhé”.
Truyền thông là nghệ thuật kể chuyện. Hoặc là chúng ta phải có một câu chuyện hấp dẫn, hoặc là chúng ta phải có cách kể chuyện hấp dẫn.
Tốt hơn hết thì nên có cả 2.
Trong trường hợp này:
+ Câu chuyện hấp dẫn nhất là ông cụ Guru trong lĩnh vực Tràm. Câu chuyện ít hấp dẫn hơn chút là mức độ máu lửa của bạn Hằng – CEO XanhShop. Mình có nói với bạn Hằng, mình sẽ không bao giờ post lên một bài viết nói rằng “XanhSHOP là số 1, hãy ủng hộ XanhShop blah blah blah”. Với mình, đó không phải là truyền thông. Đó là quảng cáo một cách thô bỉ và tởm lợm.
+ Thông điệp lồng ghép để PR gồm có 1- Truyền thông Trăng Đen tận tâm với học viên; 2- XanhSHOP thuộc top nhà cung cấp rau sạch hữu cơ hàng đầu Việt Nam; 3- Founder của XanhSHOP vô cùng tâm huyết và đã có 10 năm lăn lộn ở thị trường này.
+ Giá trị cung cấp cho người đọc là bài học về quản trị, về sự sáng tạo, về niềm đam mê và nhiệt huyết. Trong số 100 người share đi, chắc có tới 90 người nhìn thấy các thông điệp quảng cáo một cách “trắng trợn và lộ liễu” của mình. Nhưng giá trị mà họ thu được vượt lên trên điều đấy nên họ vẫn share đi.
+ Tactic để tạo nghị luận truyền thông là câu đá đểu các đồng chí tự xưng là chuyên gia. Tuy nhiên tacitc này không thành công vì nó “thuyết phục” quá, đã không tạo ra tranh cãi.
+ Nguyên tắc giá trị cộng đồng áp dụng giải pháp 3 bên cùng có lợi. Thứ nhất, cá nhân mình có lợi khi PR được ké Truyền thông Trăng Đen, trở thành người có ơn với XanhSHOP, cung cấp được các bài học kinh nghiệm quý giá cho đọc giả. Thứ hai, XanhSHOP được PR một cách khéo léo và đầy cảm hứng với những liên tưởng cảm xúc tốt đẹp tới công chúng mục tiêu. Thứ ba, người đọc được cung cấp thông tin hữu ích khi mua sắm, được đúc kết các bài học về quản trị và đam mê.
+ Bản thân bài phân tích case study này cũng là một vật phẩm để truyền thông tiếp lần thứ 2. Và các bạn cũng vẫn sẽ share nó đi tiếp để PR cho cả mình và bạn Hằng XanhSHOP vì nó tiếp tục cung cấp giá trị học thuật cho các bạn. Trên tất cả, hãy luôn ghi nhớ rằng, dù có PR cho cái này, PR cho cái kia, thì tất cả những gì chúng ta kể PHẢI LÀ SỰ THẬT. Ngay cả bài viết phân tích case study này mình cũng đang lật bài cho các bạn một sự thật đằng sau một vật phẩm truyền thông.
CASE STUDY TẠM NGƯNG Ở ĐÂY. RẤT MONG CÁC BẠN – NHƯ MÌNH ĐỀ CẬP PHÍA TRÊN – TIẾP TỤC SHARE BÀI NÀY VỀ WALL CỦA CÁC BẠN ĐỂ CHIA SẺ KIẾN THỨC CHO NHIỀU NGƯỜI CÙNG BIẾT.
VÀ QUAN TRỌNG HƠN, HÃY NGHIỀN NGẪM THẬT KĨ VÀ THỰC HÀNH THEO NHÉ. HÃY BIẾN KIẾN THỨC CỦA MÌNH THÀNH TÀI SẢN CHO CÁC BẠN. MÌNH RẤT TỰ HÀO VÀ HẠNH PHÚC VÌ ĐIỀU ĐÓ.
(Nguồn: Nguyễn Ngọc Long Blackmoon’s Facebook – July 19, 2013 at 11:08AM)