Please log in or register to do it.

Theo chia sẻ của anh Nguyễn Ngọc Long (Trưởng nhóm Truyền thông Trăng Đen), bức tranh nổi tiếng mang chủ đề “Tết xưa – Tết nay” của nhóm bị xâm phạm bản quyền một cách nghiêm trọng.

“Kêu cứu vì tranh vẽ bị vi phạm bản quyền”

Mới đây, Blogger Nguyễn Ngọc Long (Trưởng nhóm truyền thông Trăng Đen) có bày tỏ nỗi buồn của mình khi cứ đến hẹn lại lên, đặc biệt vào dịp Tết là bức tranh nổi tiếng với chủ đề “Tết xưa – Tết nay” của nhóm truyền thông Trăng Đen bị xâm phạm bản quyền nhiều.

Tin nhanh - Bức tranh “Tết xưa” bị vi phạm bản quyền trắng trợn: Đơn vị nắm giữ bản quyền nói gì?
Bức tranh Tết xưa bị vi phạm bản quyền nhiều. 

Anh Nguyễn Ngọc Long bày tỏ sự bức xúc: “Những năm gần đây, tôi thấy bức hình vẽ cảnh gia đình quây quần bên nhau, có trang phục truyền thống, rồi ông bà mừng tuổi cho cháu, bố mẹ tặng quà chúc thọ ông bà với một khung cảnh thể hiện đầy đủ tình cảm gia đình được nhiều nơi sử dụng như trang web, fanpage, hay cả đến bao lì xì, váy áo thời trang rồi đến các chiến dịch PR của nhiều nhãn hàng dịp Tết… Tôi thật sự rất buồn vì điều này”.

Trưởng nhóm truyền thông Trăng Đen cung cấp thêm thông tin: “Bức tranh trên nằm trong bộ tranh nổi tiếng, làm “dậy sóng mạng” dịp Tết năm 2015 có tựa “Tết xưa – Tết nay”. Bộ tranh gồm 10 bức do nhóm truyền thông Trăng Đen thực hiện, bộ tranh có nội dung ý nghĩa, độc đáo, nét vẽ dễ thương, thể hiện nét đẹp rất hoài cổ của Tết xưa được so sánh khéo léo với hình ảnh Tết nay hiện đại, chân thực qua những hoạt động như gói bánh chưng, chúc Tết, đón giao thừa, mua sắm Tết… các bức tranh đã nhanh chóng nhận được sự đón nhận và chia sẻ, lan tỏa mạnh mẽ từ cộng đồng mạng”.

Cũng theo thông tin từ anh Nguyễn Ngọc Long, truyền thông Trăng Đen là đơn vị sở hữu bản quyền bộ tranh, đã bán quyền sử dụng cho rất nhiều đơn vị để đưa vào các ấn phẩm trong dịp Tết, trên cả các kênh online và offline…

Tin nhanh - Bức tranh “Tết xưa” bị vi phạm bản quyền trắng trợn: Đơn vị nắm giữ bản quyền nói gì? (Hình 2).
Anh Nguyễn Ngọc Long bày tỏ sự bức xúc khi tranh của các thành viên nhóm mình bị vi phạm bản quyền.

Thế nhưng, vài năm trở lại đây bộ tranh này thường xuyên bị sử dụng trái phép, tràn lan từ khắp các thương hiệu lớn nhỏ. Đơn vị nắm giữ bản quyền cũng đã phải “kêu cứu” khắp nơi nhưng… vẫn không đâu vào đâu.

Nói về việc cả nhóm bắt đầu phát hiện tranh của mình vi phạm bản quyền, anh Nguyễn Ngọc Long cho hay: “Bắt đầu từ Tết 2016 – khoảng một năm sau khi bộ tranh được đăng tải rộng rãi trên báo chí thì chúng tôi phát hiện tranh bị sử dụng tràn lan. Sau đó, tần suất vi phạm càng ngày càng dày đặc. Và đỉnh điểm đến Tết năm nay thì số lượng đơn vị sử dụng trái phép nhiều không đếm xuể. Nhất là khi các shop bán hàng online lấy tranh của chúng tôi in váy, áo, bao lì xì để bán”.

Khi nhìn thấy bức tranh vẽ của nhóm bị vi phạm bản quyền, cá nhân trưởng nhóm truyền thông Trăng Đen tỏ rõ sự bức xúc: “Ban đầu tôi tặc lưỡi cho qua. Nhưng, càng về sau, tôi càng cảm thấy phẫn nộ khi họ ngang nhiên mang tài sản của mình ra kinh doanh, và “xài chùa”. Có những đơn vị khi được thông báo thì nhanh chóng gỡ bỏ, đàm phán bồi thường, có những đơn vị thì có thái độ thách thức”.

Thông qua việc phản ánh về bức tranh của nhóm bị vi phạm bản quyền, anh Nguyễn Ngọc Long bày tỏ: “Tôi mong muốn tất cả mọi người hiểu rằng bộ tranh của chúng tôi có bản quyền, và chúng tôi đang kinh doanh bản quyền. Mọi người phải tôn trọng điều đó. Nhưng chúng tôi cũng sẵn sàng tạo cơ hội cho các đơn vị có thiện chí, kể cả cấp phép sử dụng hoàn toàn miễn phí cho một số bên trong trường hợp đặc biệt khi họ chủ động liên hệ và xin phép chúng tôi. Nhưng, chúng tôi cũng sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp mạnh mẽ trong khuôn khổ pháp luật cho phép để làm mọi cách bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình”.

Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Liên quan đến việc bức tranh vẽ về Tết của nhóm truyền thông Trăng Đen bị vi phạm bản quyền một cách trắng trợn, PV báo Người Đưa Tin đã liên hệ với Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường (Văn phòng luật sư Chính Pháp, đoàn luật sư thành phố Hà Nội).

Theo đó, Ths.Luật sư Đặng Văn Cường cho biết: “Luật sở hữu trí tuệ có quy định rõ ràng về điều 28 hành vi xâm phạm quyền tác giả gồm 8 khoản.

Cụ thể:

1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

2. Mạo danh tác giả.

3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của luật này.

7. Làm tác phẩm phát sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của luật này.

8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của luật này.

Vì vậy, nếu như tác giả bị người khác xâm phạm bản quyền có quyền yêu cầu người đó chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại. Nếu, người vi phạm cố tình không thực hiện thì có thể khởi kiện tại tòa án hoặc trình báo sự việc với cơ quan công an để được xem xét giải quyết”.

Cũng theo Ths.Luật sư Đặng Văn Cường, điều 202 luật Sở hữu trí tuệ quy định tác giả có quyền yêu cầu tòa án áp dụng các biện pháp đối với những người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, bộ luật hình sự 2015 cũng có quy định để bảo vệ quyền tác giả. Cụ thể được quy định tại điều 225 bộ luật hình sự về tội danh xâm phạm quyền tác giả.

Như vậy, nếu hành vi vi phạm quyền tác giả mà thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên, hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả từ 100 triệu đồng trở lên thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm quyền tác giả theo quy định tại điều 225 bộ luật hình sự năm 2015. Trong trường hợp bị xâm hại nghiêm trọng, tác giả có quyền làm đơn trình báo tới cơ quan công an để được xem xét với những người vi phạm theo quy định của pháp luật”, ông Đặng Văn Cường nhấn mạnh.

Dưới đây là 10 bức tranh trong bộ tranh “Tết xưa – Tết nay” từng gây sốt: 

Tin nhanh - Bức tranh “Tết xưa” bị vi phạm bản quyền trắng trợn: Đơn vị nắm giữ bản quyền nói gì? (Hình 3).
Tin nhanh - Bức tranh “Tết xưa” bị vi phạm bản quyền trắng trợn: Đơn vị nắm giữ bản quyền nói gì? (Hình 4).
Tin nhanh - Bức tranh “Tết xưa” bị vi phạm bản quyền trắng trợn: Đơn vị nắm giữ bản quyền nói gì? (Hình 5).
Tin nhanh - Bức tranh “Tết xưa” bị vi phạm bản quyền trắng trợn: Đơn vị nắm giữ bản quyền nói gì? (Hình 6).
Tin nhanh - Bức tranh “Tết xưa” bị vi phạm bản quyền trắng trợn: Đơn vị nắm giữ bản quyền nói gì? (Hình 7).
Tin nhanh - Bức tranh “Tết xưa” bị vi phạm bản quyền trắng trợn: Đơn vị nắm giữ bản quyền nói gì? (Hình 8).
Còn đây là bìa của cuốn tản văn “Tết xưa chưa mất”.

Nguồn: Báo Người đưa tin

Nếu hay thì phải truyền thông chứ?
Truyền thông cần phải kiên trì

Your email address will not be published. Required fields are marked *