Please log in or register to do it.

Có nhiều bạn comment và inbox cho tôi hỏi vụ khủng hoảng truyền thông của mấy cô giáo elight bị tố phát âm sai nên xử lý cách nào?

Tôi đã có clip chia sẻ cách học tiếng Anh của cá nhân mình, vì tôi thực sự bức xúc với thông điệp “phát âm chuẩn” mà hằng hà sa số các trung tâm ngoại ngữ đang bám víu vào để kiếm tiền.

Đó là một cách làm bẩn thỉu và trơ trẽn. Nếu không muốn nói là lừa đảo!

Tôi tái khẳng định một lần nữa, không có khái niệm nào gọi là tiếng Anh chuẩn hay tiếng Việt chuẩn. Đừng ai vỗ ngực cách phát âm của mình là chuẩn (kể bả người bản xứ), trừ khi khái niệm chuẩn được quy định trong hiến pháp.

Và những trung tâm như elight nên xác định rõ thế này, nếu không phải là Dan, thì cũng sẽ có một ai đó vào một ngày nào đó khiến các bạn phải muối mặt nếu vẫn còn bám víu vào cái khái niệm “phát âm chuẩn” để kiếm tiền.

Đánh đu trên một cái cây làm bằng bong bóng thì sớm muộn cũng sẽ biêu đầu. Tự mình vả vào mặt mình chứ ai tố cáo?

Thật đáng buồn là dường như trong sâu thẳm suy nghĩ của các bạn elight vẫn rất tôn thờ chữ “chuẩn”. Vậy nên các bạn rất nhanh vơ luôn cái sự thật hiển nhiên đó thành… lỗi của mình! Một cách vô cùng quái dị.

Clip của Dan (tôi bỏ qua yếu tố nước trong hoặc nước ngoài mà một số thành phần hâm dở nói về tự tôn dân tộc) chỉ đề cập một sự thật hiển nhiên: giáo viên elight nói những câu mà người ta nghe không được.

Nghe không được là nghe không được, đó đâu phải là lỗi của elight?

Tôi thường nói với các bạn Nghệ An, Hà Tĩnh của mình rằng hãy nói chuyện với tôi bằng chất giọng quê hương của chính các bạn vì tôi thấy nó rất “đáng yêu”.

Đáng yêu, không đồng nghĩa với việc tôi nghe được. Thậm chí, đứng trước hai bạn ở Quảng Bình nói chuyện tôi còn không nghe được họ nói gì. Vậy bạn tôi “phát âm sai” hay cái tai tôi có lỗi?

Tôi không hiểu vì một lý do bí ẩn nào đó mà các cô giáo elight phải bù lu bù loa lên khóc lóc và… giải thích? Rồi mang giọng vùng miền ra, xin lỗi, như thực hiện tấu hài, khiến người xem thấy vô cùng giả tạo.

Tại sao không gạt cái clip của ông Dan đó ra khỏi mối bận tâm rồi mời hai ông bà tây khác lên livestream nói chuyện. Nói về bất cứ điều gì các cô muốn và các cô thấy tự tin, để chứng minh cho học trò của các cô thấy các cô có khả năng giao tiếp bình thường (hoặc đôi khi hơi chuệch chọac một chút cũng được) với nhiều người tây khác?

Các cô tự đặt ra cái bẫy về sự “chuẩn” rồi tự vấp vào cái bẫy do bản thân đã giăng ra.

Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp.

Nếu cái cô khóc khóc rồi mang giọng Nghệ An ra ăn xin lòng thương hại kia cố nói giọng “Hà Nội chuẩn”, hãy thử vào Sài Gòn đi mua giá (đỗ) sẽ thấy có đôi lần người ta đưa cho cô (cây) sả; nếu gọi sữa sẽ đôi lúc được trái dừa.

Hãy thử đi để hiểu, và đừng cố tìm một cái gì mà các cô coi là “đúng chuẩn”.

Tôi biết có rất nhiều clip các cô làm tốt, nếu không muốn nói là đa số các cô làm tốt. Tôi hoàn toàn không thấy vấn đề gì với khả năng, trình độ, sự nhiệt huyết của các cô cho tới khi thấy cái clip xin lỗi style Vàng Anh đầy giả tạo mà tôi phải thốt lên là “tởm lợm”.

Việc người ta không nghe được các cô nói, không có nghĩa là các cô sai. Ngay cả nếu có ai đó chỉ ra một (vài) clip cô bị sai ngữ pháp – theo kiểu trắng đen – thì tôi cũng thấy bình thường. Nhưng tôi sẽ không bao giờ để con cái, người thân, học viên của mình giao du với những “cô giáo” không trung thực.

Vì giáo viên không cần giỏi như siêu nhân và cũng chẳng cần hoàn hảo (đúng như cô nói ấy), nhưng nếu phát hiện ra cái sai thì phải la làng lên cho học viên mình biết để cô trò cùng tìm phương án sửa sai. Còn một khi đã không trung thực, dư luận có quyền nghi ngờ các cô còn và sẽ giấu diếm nhiều cái sai khác nữa (nếu các cô phát hiện ra).

Các cô đã tự gây ra khủng hoảng cho chính bản thân mình. Đừng đổ lỗi cho ai và làm ơn đừng khóc (mình là cô giáo chứ có phải diễn viên hay người khóc thuê ở đám ma đâu, có khóc vì buồn thật thì cắt đi cũng được cơ mà).

Hãy dũng cảm, thật dũng cảm vứt bỏ khái niệm “đúng chuẩn” nhố nhăng đi. Đừng tiếp tay cho khái niệm sai trái đấy. Đừng để “1 triệu người Việt” (như sứ mệnh các cô rao giảng) bị tốn thời gian công sức tập luyện nhằm đạt tới một cái chuẩn mơ hồ nào đó nữa.

Tôi nhấn mạnh một lần nữa các cô CHẲNG CÓ GÌ SAI khi ai đó không nghe được các cô nói. Các cô chỉ sai khi… tự nhận mình sai (và diễn trò khóc lóc). Còn nếu một trăm một nghìn clip khác của các cô bị nhặt sạn mà bản thân các cô, học viên của các cô vẫn líu lo giao tiếp thoải mái với các ông bà tây khác; và ĐỪNG TỰ NHẬN MÌNH LÀ CHUẨN thì các cô LUÔN ĐÚNG.

Hãy đứng lên và phải ngẩng cao đầu.


Nguồn: Facebook Nguyễn Ngọc Long

Content marketing: Case-study AMUSE - Nha khoa thẩm mỹ quốc tế
Trải nghiệm app Pasgo của cô giáo

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  1. Nếu là giáo viên mầm non và bạn nói “cóa” thay vì “có” thì rất có khả năng bạn sẽ bị đuổi việc. Nếu bạn nói thuần một phương ngữ địa phương (chẳng hạn là miền Trung) thì ok, nhưng bạn nói một câu có cả từ miền Bắc, miền Trung, miền Nam và địa phương miền Bắc thì rõ ràng bạn không biết tiếng Việt. Ok?

    • Vậy chuẩn miền nào của nước Mỹ thì được coi là giọng chuẩn vậy bạn. Học một ông thầy Tây không có nghĩa là bạn sẽ có thể nghe được người ở tất cả vùng miền trên nước Mỹ nói chuyện đâu. Câu chuyện là đúng… cái chết ở đây là cái chữ CHUẨN đó thôi. Tôi làm việc và sống tại Philippine, vẫn nói Vinglish nhưng vẫn giao tiếp với đồng nghiệp và đối tác hàng ngày… điều quan trọng không phải là chuẩn hay không? mà điều quan trọng là giao tiếp được… còn muốn chuẩn hơn? qua Thái mà nói tiếng anh nhá, kkk cả Tây Ta gì chết hết… qua đó mà nghe…