Please log in or register to do it.

Trước sự việc ồn ào của Đức Hải, phóng viên Dân Việt đã có buổi trò chuyện với chuyên gia kiêm giảng viên truyền thông Nguyễn Ngọc Long dưới góc độ xử lý khủng hoảng truyền thông.

Dưới góc độ của một giảng viên kiêm chuyên gia truyền thông, anh nhìn nhận như thế nào về câu chuyện ồn ào của nghệ sĩ Đức Hải vừa qua?

Trong câu chuyện ồn ào vừa qua, nghệ sĩ Đức Hải vừa đóng vai nghệ sĩ, vừa đóng vai thầy giáo. Vì thế, anh ấy sẽ phải chịu sự “trừng phạt” bởi cơ chế của hai vai trò đó gộp lại.

Ở vai nghệ sĩ, trước những lỗi lầm đã gây ra, anh có thể bị khán giả tẩy chay, bị cấm biểu diễn, bị cắt hợp đồng quảng cáo, bị cấm sóng truyền hình – internet và bị tước danh hiệu đã được phong tặng. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, tôi chưa thấy cả 5 nguy cơ đó đổ lên đầu Đức Hải. Chúng ta cùng chờ xem, những bên liên quan như: khán giả, nhà đài, nhãn hàng và hội nghề nghiệp họ sẽ có động thái như thế nào.

Nghệ sĩ Đức Hải bị nhiều cư dân mạng chỉ trích nặng nề sau scandal phát ngôn tục tĩu. Ảnh: TL.

Ở vai nhà giáo thì Đức Hải đã bị miễn nhiệm chức vụ Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn. Đây là một động thái rất quyết liệt và nhanh nhạy của trường này trong xử lý khủng hoảng.

Nếu nghệ sĩ Đức Hải nói lời hối lỗi từ đâu thì cũng chỉ giải quyết được việc nghệ sĩ này đã tỏ ra ăn năn chứ không xoá được cái “vết” đã phát ngôn tục tĩu. Xét ở vai nhà giáo thì những phát ngôn đó không thể chấp nhận được. Thế nên, xin lỗi hay không xin lỗi thì câu chuyện của anh ấy cũng sẽ không khác đi.

Tuy nhiên, về mặt hình ảnh nghệ sĩ thì có thể cứu vãn được nếu anh ấy chỉ dừng ở lỗi chửi tục bởi con người, ai cũng mắc lỗi lầm hết. Nếu mắc lỗi lầm mà nhìn ra lỗi lầm đó và cúi đầu xin lỗi thì câu chuyện sẽ dừng ở lại. Nhưng ở đây, Đức Hải đã biết mình có lỗi nhưng vẫn cố tình quanh co, bao biện, lấp liếm… thì sẽ bị người ta đánh giá về tư cách, đạo đức, nhân phẩm… Bị người ta lên án là dối trá, quanh co, lấp liếm… Đó là những lỗi mà nam nghệ sĩ này mắc thêm.

Vậy theo anh, người trong cuộc có thể xử lý khủng hoảng truyền thông như thế nào?

Nguyên tắc xử lý khủng hoảng truyền thông là “cháy nhà, cứu cột”. Nghĩa là không phải lúc nào xử lý khủng hoảng cũng phải cứu bằng hết mà cứu được cái gì thì tốt cái đấy.

Trong trường hợp của nghệ sĩ Đức Hải, tôi thấy vai trò nghệ sĩ của anh ấy chưa bị làm sao. Phương pháp ở đây là nam nghệ sĩ phải cứu cái hình ảnh nghệ sĩ chưa bị làm sao đó.

Muốn cứu được phải xác định mức độ leo thang khủng hoảng. Như tôi đã phân tích từ đầu là có 5 nguy cơ có thể xảy ra: bị khán giả tẩy chay, bị cấm biểu diễn, bị cắt hợp đồng quảng cáo, bị cấm sóng truyền hình – internet và bị tước danh hiệu đã được phong tặng. Nếu biết chặn trước 5 nguy cơ này xảy ra thì sẽ cứu vãn được.

Đức Hải nên nói lời xin lỗi chân thành và rút lui “ở ần”?

Thực ra, phản ứng của khán giả, nhãn hàng hoặc các kênh sóng truyền hình… cũng phải phục thuộc vào chuyện, bây giờ Đức Hải phải xin lỗi chân thành để sự việc đóng lại.

Bởi vì dư luận họ luôn muốn nhìn thấy một sự trừng phạt. Và sự trừng phạt đã xảy ra đó là nghệ sĩ này bị miễn nhiệm chức vụ Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn. Dư luận họ không quan tâm lắm đến chuyện phân định rạch ròi, kia là sự trừng phạt trong vai thầy giáo chứ không phải vai nghệ sĩ. Miễn là có sự trừng phạt thì dư luận sẽ nguội. Bây giờ, Đức Hải nên nói lời xin lỗi chân thành và rút lui ở ẩn một thời gian. Dư luận không ồn ào lên thì những gì chưa bị mất của anh trong vai nghệ sĩ sẽ chưa bị ảnh hưởng.

Nếu bây giờ Đức Hải vì cái này mà bất mãn rồi lên báo phát biểu thế này, thế kia… sẽ làm lửa bùng phát lên nữa và đám cháy thiêu rụi cả những thứ còn giữ lại được.

@bloggernguyenngoclong

NS Đức Hải bị miễn nhiệm hiệu phó và chuyện Tái ông thất mã #duchai #nguyenngoclong #truyenthongtrangden

♬ Victory(剪辑版) – Two Steps From Hell

Nhiều người cho rằng, nghệ sĩ Đức Hải đã bị lúng túng, bối rối, hoang mang… nên tự làm cho “đám lửa” của mình bùng lên to hơn?

Thực ra, không riêng gì Đức Hải mà ai cũng vậy. Khi xảy ra khủng hoảng ai cũng hoang mang và bối rối hết. Chỉ có điều, người ta chọn cách ứng xử như thế nào thôi. Hoang mang và bối rối là chuyện đương nhiên đối với một người không có chuyên môn.

Nếu người ta chọn cách ứng xử lấp liếm thì chết. Thà rằng anh im lặng thì ít nhất còn giữ được việc không bung bét ra những tình tiết mới. Cùng lắm chỉ mắc lỗi chửi tục, chửi bậy thôi. Đằng này, Đức Hải đã làm thêm những việc không nên làm, để rồi dư luận lên án là bịa đặt, xạo sự, lấp liếm, đưa con cái ra làm bia đỡ đạn… Cho nên, ứng xử của mình khi gặp khủng hoảng rất quan trọng.

Chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long. 

Một trong những nguyên tắc bất di, bất dịch là chúng ta phải thành tâm. Bởi vì khi đã xảy ra khủng hoảng thì có hàng triệu con mắt nhìn vào và đeo kính “chiếu yêu” thì làm sao qua mắt họ được. Làm sao có thể dùng chiêu trò để ứng phó với hàng triệu con mắt, nhất là trong thời buổi công nghệ thông tin bây giờ. Không người này bóc mẽ thì cũng bị người khác lôi ra ánh sáng.

@bloggernguyenngoclong

Scandal NS Đức Hải và bài học phát ngôn trên mạng #duchai #nguyenngoclong #truyenthongtrangden #createkindness

♬ original sound – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Ngọc Long

Qua câu chuyện này chúng ta cũng thấy, nghệ sĩ Việt rất lười xin lỗi mà nếu có xin lỗi thì cũng không biết nói lời xin lỗi chân thành?

Thực ra, việc này tôi đã đề cập rất lâu rồi, đó là hãy học cách xin lỗi. Vì để nói được lời xin lỗi thì dễ nhưng để lời xin lỗi đó được số đông chấp nhận lại không hề đơn giản. Các cụ xưa nói “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Nhưng ngày nay có hai thứ phải học rất quan trọng đó là “cảm ơn” và “xin lỗi”.

“Cảm ơn” và “xin lỗi” trong sách đạo đức dạy hồi chúng ta còn ngồi trên ghế trường phổ thông khác với “cảm ơn” và “xin lỗi” trong thời 4.0. Lời xin lỗi trong thời 4.0 này đòi hỏi một sự thành tâm dựa trên việc đã nhìn ra lỗi lầm của mình. Tức là lời xin lỗi đó phải xuất phát từ cái tâm thành muốn hối lỗi.

Bản thân tôi là người từng tư vấn cho nhiều vụ xử lý khủng hoảng, cái đầu tiên tôi sẽ phân tích cho khách hàng để họ thấy được mình đã sai và không ấm ức về điều đó.

Lúc đó, tôi mới đề nghị họ công khai nói lời xin lỗi. Vì nếu họ miễn cưỡng xin lỗi thì lời xin lỗi đó không thật lòng. Và khi họ không xin lỗi thật lòng thì họ sẽ bộc lộ câu từ và hành vi khác.

Tiếp nữa, bao giờ lời xin lỗi cũng đi kèm với lời cam kết thay đổi. Mình không thể xin lỗi suông được. Anh chửi tục thì anh phải cam kết từ nay trở đi không chửi tục nữa.

Vì sao, tôi đánh giá rất cao câu chuyện của Quyền Linh và Hồng Vân vừa qua. Tôi vẫn nói với học viên của mình rằng, nếu họ lên xin lỗi thì câu chuyện ở đây không phải sai hay đúng nữa mà từ nay họ sẽ không tái phạm việc lỗi lầm đó nữa.

Bởi vì khi người ta đã xin lỗi nghĩa là đã ký vào bản cam kết với người hâm mộ, với khán giả, với dư luận, với truyền thông. Nếu lần sau còn vi phạm thì họ đâu có thể xin lỗi được nữa. Cái đó chỉ nói được một lần thôi. Thế nên, việc nói lời xin lỗi cũng phải học một cách rất nghiêm túc và cầu thị.

Cảm ơn chuyên gia Nguyễn Ngọc Long về cuộc trò chuyện này!


Nguồn: Blogger Nguyễn Ngọc Long trả lời phỏng vấn báo Dân Việt

Báo chí đang "vẽ đường" cho phi nhung "chạy"
Khủng hoảng truyền thông của phi nhung: Đợi công an vào cuộc

Your email address will not be published. Required fields are marked *