Bất kỳ ai sở hữu và điều hành doanh nghiệp đều hiểu rõ tầm quan trọng của một chiến dịch hiệu quả trên kênh truyền thông đại chúng. Nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp làm sai.
Xem và tải file đầy đủTrên mạng đầy rẫy những cách tận dụng kênh truyền thông sao cho hiệu quả, nhưng người ta vẫn cứ chọn sai cách như thường. Vì vậy chúng tôi muốn nhấn mạnh những lỗi thường gặp nhất ở đây, hy vọng các bạn không giẫm vào vết xe đổ đó.
1. Chú trọng số lượng người theo dõi (follower) thay vì chất lượng
Tất nhiên có hàng trăm follower là chuyện tốt thôi, nhưng nếu những người đó không quan tâm đến doanh nghiệp của bạn thì cũng chẳng ích lợi gì mấy. Có đến 60% người dùng chia sẻ bài đăng về sản phẩm nào đó trên Facebook, vì vậy cần tìm đúng người quan tâm đến sản phẩm dịch vụ của bạn.
2. Không đăng đều đặn các nội dung liên quan
Phải cập nhật status bằng những điều hay ho thú vị nhé. Đăng cái gì khiến người xem phải quan tâm ấy. Có đến 176 triệu người mua hàng online mỗi năm, vì vậy phải thu hút cho được sự chú ý của họ.
3. Không chuyển đổi follower thành khách hàng chịu móc túi chi tiền
Việc chuyển đổi này cực kỳ quan trọng. Có mấy nghìn người share bài đăng của bạn thì tốt đấy, nhưng doanh nghiệp cũng chẳng được lợi gì trừ khi những người đó thực sự mua hàng. Chỉ 12% người thấy quảng cáo sản phẩm trên kênh truyền thông chịu đặt mua sản phẩm đó.Vì vậy cần làm sao cho các bài đăng của bạn càng bắt mắt càng tốt.
4. Chạy quá nhiều kênh truyền thông
Nếu không có điều kiện thuê hẳn một đội chỉ chuyên lo kênh online, thì đừng phân tán mỏng nguồn lực. Facebook hiện giờ có 1.23 tỉ người dùng, nên hãy tập trung chủ yếu vào kênh này.
5. Không có “cá tính thương hiệu”
Nếu khách hàng nghĩ mấy bài đăng của bạn chung chung và nhàm chán thì họ ít khả năng chịu mua hàng. Cần phải thêm cá tính riêng cho từng bài đăng. Để làm được vậy thì cần có giám đốc/trưởng bộ phận truyền thông chuyên trách. Hiện nay chỉ 22% doanh nghiệp có chức danh này.
6. Spamming
Đừng bao giờ “spam” khách hàng của mình. Nếu khách hàng cảm thấy bạn đăng quá nhiều bài kiểu “mồi chài mua hàng”, họ sẽ không xem trang của bạn nữa. Mỗi ngày có tầm 14.5 tỉ tin nhắn spam gởi qua kênh truyền thông.
7. Cái gì cũng làm thủ công
Đăng từng bài thủ công rất mất thời gian. Có nhiều chương trình và website giúp quản lý mọi thứ. Có thể đặt lịch đăng bài và trả lời tương tác khi dùng các ứng dụng đó. Khoảng 18% trang truyền thông của doanh nghiệp hiện đang vận hành theo cách này.
8. Đăng tải cùng một nội dung trên mọi kênh truyền thông
Dù bạn muốn quảng cáo cùng một sản phẩm trên các kênh truyền thông đi nữa, thì cũng nên gia giảm nội dung chút đỉnh cho hợp với mỗi kênh. Vì có những khách hàng sẽ theo dõi doanh nghiệp của bạn trên nhiều kênh.
9. Không có chiến lược rõ ràng
Dù cố gắng tận dụng kênh truyền thông mà không có đường hướng rõ ràng thì không ổn. Cần phải cẩn trọng lập kế hoạch chiến lược sao cho hiệu quả. 53% doanh nghiệp hiện đang dùng kênh truyền thông để tăng cơ sở khách hàng. 90% trong số đó triển khai theo chiến lược định trước.
Dịch bởi team Biệt Đội Trăng Đen / Nguồn như trong hình đính kèm