Vô tình xem được cái mv ca nhạc từ năm một ngàn chín trăm hồi đấy. Vẫn nguyên cảm giác… nhảm nhí như vừa mới hôm qua :)))))))
“Thật không muốn đâu em ơi, vì tình đã hết anh sao đây? Chẳng lẽ nói anh yêu em vậy sao? Vậy thì sẽ thật là thật bất công với em, khi anh không yêu nhưng lại nói anh đây rất yêu em”.
Thật “xấu hổ và nhục nhã” khi phải thổ lộ với các em rằng cô là… fan nhạc nhảm. Càng nhảm nhí cô càng thích nha mấy đứa.
Hồi đó, một list các bài được báo chí “đập” cho tơi tả có thể kể đến Nụ hôn bất ngờ, Anh chàng đẹp trai, Đàn ông không được quên hết tình còn nghĩa, Làm sao tốt cho cả hai…
Có những bài siêu kinh điển bị mang ra cợt nhả như Anh không muốn mất công (bất công) với em, Vấp cục cứt (cục đá)… đều được các “đại nhà báo” cho “lên thớt”.
Đọc thử một bài trên Người Lao Động để biết thêm ha.
Lý do các vị ấy đưa ra là “ca từ thô thiển”, “không hướng tới giá trị chân thiện mĩ”, “hát như nói”… rồi thì “bình dân học vụ” quá cũng bị đập, dùng tiếng lóng cũng bị đập, ca từ pha trộn tiếng Anh cũng bị đập!
Chị đẹp Mỹ Tâm của mấy đứa có dạo bị đập tơi tả vì câu “Oh first kiss, chẳng muốn ta rời bước đi, chỉ muốn tan vào với nhau”. Tới mức nhiều khi cô giáo phải thốt lên đéo hiểu còn cái cc gì mà không bị chửi nữa, he he.
Đến giờ, hơn chục năm ngồi nhìn lại sẽ thấy những bài hát bị chửi te tua ngày ấy vẫn có sức sống mãnh liệt, tất nhiên là với đối tượng khán giả riêng. Còn những vị nhà báo lên giọng mẹ, dạy dỗ nghệ sĩ về đạo đức với tư cách làm nghề, bây giờ có tự thấy xấu hổ không khi đọc lại những bài viết của mình ngày ấy?
Cũng vì nghe và xem lại cái mv “nhảm nhí” này, cô chợt nhận ra rằng rất lâu rồi thị trường ca nhạc không còn các vụ scandal ầm ĩ về album nữa. Tới mức, Hồ Vĩnh Khoa lên snapchat sục cak ngày đêm, hay có nữ ca sĩ ra bài hát Nóng như “cái loz” mà các báo cũng phải im re “chịu trận”.
Vì dễ đoán thôi, nhận thức xã hội đã thay đổi và nhà báo văn hoá cũng nhận ra mình không còn “quyền lực” như xưa nữa.
Nghệ sĩ bây giờ có kênh để PR quá mạnh. Nên có lên báo “cho vui” thì cũng tốt, còn không cũng chẳng chết ai. Nhưng ở chiều ngược lại, trừ vài tờ “báo lớn”, đại đa số các tờ còn lại phải cậy nhờ vào kênh nghệ sĩ share bài để kiếm views.
Mạng xã hội phát triển, tiếng nói của “người dân” dần có trọng lượng cân bằng với báo chí truyền thống. Tức là, dư luận trên mạng xã hội sẽ quyết định phông văn hoá mà họ chấp nhận, chứ không cần một tờ báo nào định hướng thay cho họ nữa.
Và cô cho rằng, lúc này khái niệm “văn hoá” mới được trả về giá trị cốt lõi của nó, nghệ sĩ có một không gian tự do để phát triển mạnh mẽ, và sự phân cực sẽ tạo ra những “nhóm văn hoá” mang màu sắc riêng và đậm đặc. Không có nhóm nào đủ quyền lực để áp chế nhóm nào.
Bạn có thể thích hay không thích, ghét hoặc yêu, nhưng không thể nhân danh văn hoá để triệt tiêu và “cấm đoán” bản sắc riêng của nhóm này nhóm khác, chỉ vì họ là thiểu số trong xã hội.
Nguồn: Facebook Nguyễn Ngọc Long