Please log in or register to do it.

Đọc bài viết Đàm Vĩnh Hưng tìm đến nơi nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 biểu diễn để tặng bông xin lỗi thấy có một sự buồn nhẹ.

Xuyên suốt bài viết là những cảnh tả thực sống động như xi-nê!

“Khoảng 18h45, khi nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đang biểu diễn piano ở lầu 1 của một khách sạn lớn tại TP HCM như thường lệ, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bất ngờ xuất hiện cùng một lẵng hoa. Nhìn xuống sảnh thấy Mr. Đàm, vị nhạc sĩ 73 tuổi nở nụ cười hiền từ. Đàm Vĩnh Hưng nhanh chóng chạy lên, ôm chầm từ phía sau và hôn lên má ông. Nam ca sĩ không giấu được sự xúc động, những giọt nước mắt của anh lăn dài trên má”.

“Tặng hoa nhạc sĩ xong, Đàm Vĩnh Hưng sang phòng bên cạnh chờ, để nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 hoàn thành nốt phần biểu diễn. Nam ca sĩ ngồi im, gương mặt toát lên vẻ rối bời khó tả. 15 phút sau, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 xuất hiện”.

“Trong suốt buổi trò chuyện, nhạc sĩ luôn nhìn thẳng vào mắt Đàm Vĩnh Hưng. Đôi khi, ông vỗ vai, nắm tay nam ca sĩ một cách tình cảm thay cho sự sẻ chia. Có lúc, ông dang tay ôm Đàm Vĩnh Hưng vào lòng như đang ôm đứa con bé bỏng”.

Mình cứ nghĩ mình làm truyền thông lọc lõi nên thấy lố chứ đọc giả thông thường chưa chắc phát hiện ra, nhưng đọc comment cũng thấy bà con chửi rầm trời!

Làm truyền thông thế này là chưa khéo léo.

Người ta sẽ đặt câu hỏi sao cái việc Đàm Vĩnh Hưng xuất hiện “bất ngờ” lại có cả một “đoàn phim” cũng “bất ngờ” đi theo như vậy? Càng tả chi tiết cử chỉ, ánh mắt, vòng tay, lời nói, tâm sự… của hai người để vẽ ra một không gian thân tình ấm cúng càng… phô nặng!

Chẳng hiểu cái chuyện ôm ấp khóc lóc riêng tư thầm kín ấy sẽ diễn ra thế nào khi mấy ông bà phóng viên ảnh chạy vòng quanh giơ camera lên chụp còn mấy ông bà phóng viên khác thì chăm chăm ngồi theo dõi không bỏ xót từng chi tiết để ghi lên báo?

Đây là một vật phẩm truyền thông dở tệ và mình đoán là sẽ gây ra phản ứng trái chiều rất nhanh trên các cộng đồng. Dù rằng Chiến lược xử lý khủng hoảng của Đàm Vĩnh Hưng hoàn toàn đúng đắn: cháy ở đâu, dập ngay chỗ đó!

Thật đáng tiếc, quá đáng tiếc cho Đàm Vĩnh Hưng vì mọi thứ gần như hoàn hảo…

Giá như anh í chọn kênh Truyền thông xã hội (forum, facebook, youtube…) và vật phẩm truyền thông là bức hình nhoe nhoét ai đó vô tình chụp được khoảnh khắc “2 bố con ôm nhau”, hay đoạn clip rung lên rung xuống từ một người xa lạ tung lên Youtube thì mọi thứ sẽ nền nã biết bao nhiêu.

Giá như cũng vẫn là kênh báo chí chính thống nhưng khởi phát thông tin là bài trong mục “Bạn đọc viết” hay thậm chí vẫn là “Văn hoá” nhưng ký tên Bạn ABC nào đó gửi qua cho báo thay vì ký tên một phóng viên kì cựu và vừa mới phỏng vấn “Bố 9” xong thì hay biết mấy?

“Việt Nam tham to” và trong trường hợp này cái sự tham to ấy sẽ gây ra nhiều hối tiếc. Đâu cần tường thuật nhiều chữ và chi tiết thế? Chỉ cần duy nhất 1 tấm hình ai đó tung lên Internet, nó còn đáng giá hơn trăn ngàn lời nói và sẽ viral chóng mặt!

Truyền thông phải dùng người thứ 3 để nhận xét về mình thay vì tự nói về bản thân như quảng cáo. Để hiệu quả, “người thứ 3” này phải có độ “trust” cao. Trong trường hợp cụ thể ở đây, độ “trust” này tưởng cao mà hoá thấp. Và khi “trust” thấp, đọc giả dễ đánh đồng “người thứ 3” với nhân vật chính là cùng hội cùng thuyền, và khi ấy vật phẩm truyền thông bị nghi ngờ là quảng cáo. Và đó là lúc phản ứng dây chuyền xuất hiện.

Ranh giới của hai cách truyền thông điệp này thực sự rất mong manh. Lần này, Đàm Vĩnh Hưng khiến người ta cảm giác anh đã cán qua lằn ranh ấy. Bất chấp sự thật thế nào.

Nhưng trên hết, bỏ qua việc đánh giá khéo léo hay vụng dại, cách xử lý của Đàm Vĩnh Hưng cũng sẽ khiến sự việc này bị dẹp yên. Anh í và “Bố 9” đã bắt tay, đã ôm nhau, đã vỗ vai thân mật. Hận thù (nếu có) từ nay xoá bỏ, dư luận sẽ hết trò để nói, để bàn, để hóng.

Và những kẻ dây máu ăn phần nhoi lên báo chỉ trích một trong hai nhân vật chính – bất kể nghiêng về phía nào – cũng nhận lấy một bầu trời xấu hổ, tẽn tò và bức xúc. Thật kỳ lạ khi người bị chửi là “Bố 9” im lặng cười trừ và đòi xin lỗi ngược thì các ông bà ca sĩ nhạc sĩ kia lại nhẩy đổng lên xỉa xói Mr Đàm, to mồm “đòi lấy lại công bằng cho Bố 9”.

Bây giờ người ta ôm ấp nhau như vậy, các vị sẽ nói gì? Hay lại nhoi lên báo chửi “Bố 9” và biểu tình đòi ông í phải không chấp nhận lời xin lỗi của Mr Đàm?

Sự vụ này không chỉ là bài học xương máu cho 2 nhân vật chính mà còn giúp chúng ta cẩn trọng hơn khi đứng ở vai trò quan sát, tránh phát ngôn lỗ mãng nếu không muốn trở thành kẻ khóc thuê.

(Nguồn: Nguyễn Ngọc Long Blackmoon’s Facebook – August 30, 2013 at 09:08AM)

Làm đi, đừng nghĩ nữa!
[Series bài về Kỹ năng quản lý thời gian] Giải quyết công việc của 16.000 email sau 5 click chuột

Your email address will not be published. Required fields are marked *