Please log in or register to do it.

Để thấu hiểu công chúng mục tiêu – Phần 1
NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG GIÁ 0Đ BẰNG… HỌC MÓT

Trên forum Truyền Thông Trăng Đen, bạn Dong Nguyen có mở topic khá hấp dẫn, thảo luận về việc Làm thế nào để vẽ được chân dung khách hàng mục tiêu? (http://goo.gl/4XoE0t).

Đây vốn là bước thứ 3 trong 9 bước lập kế hoạch truyền thông theo Phương pháp Trăng Đen. Theo mình, câu trả lời cũng chẳng có gì phức tạp:

1- Làm nghiên cứu thị trường (tự làm, hoặc đi thuê)
2- Mua số liệu sẵn có
3- Phân tích và phán đoán

Cách thứ 3 phù hợp với những người amatuer và/hoặc có túi tiền hạn chế.

Vấn đề là phán đoán cách nào? Đừng phán đoán dựa trên thói quen/sở thích của bản thân. Đừng phán đoán dựa trên thói quen/sở thích của những người quanh bạn. Có một cách thực hiện việc đó với chi phí 0đ, đó là hãy học mót cách làm của các thương hiệu lớn có chung tập khách hàng với công việc kinh doanh của bạn.

Thí dụ khi cần chạy một campaign liên quan đến giới trẻ, nếu là nữ có thể “soi” campaign của Diana, Kotex… Nếu là nam có thể “soi” campaign của … (nghĩ mãi chưa ra). Nếu là đối tượng chung cả nam lẫn nữ có thể “soi” campaign của Zalo, mobifone, Doublemint, CoolAir,CocaCola … Nếu là đối tượng học sinh nhỏ tuổi hơn chút có thể “soi” campaign của Thiên Long, Vĩnh Tiến, Kido, CoolAir…

Cảm ơn Internet, các forum, mạng xã hội và những mục bình luận ở phía dưới các bài viết trên nhiều tờ báo.

Khi soi chiếu các campaign của những thương hiệu lớn, cùng với việc đọc phản hồi và phân tích, chúng ta có thể thấu hiểu “phần nào” nhóm công chúng mục tiêu mà thương hiệu đang hướng tới.

1374200_244132439072186_852458956_n

Lấy thí dụ thực tế cho các bạn thấy cách mình đi học mót. Mình sẽ soi tương tác trong bài đăng clip teaser cho quảng cáo mobifone 3G của nhóm 365 (http://goo.gl/sUYFvr), để xem thu lượm được những gì?

Chú ý, các bạn hãy XEM KỸ và NGÂM CỨU KỸ 2 đường link dưới đây trước khi đọc phần tiếp theo:

+ Nội dung clip – http://goo.gl/52QNs2
+ Tương tác về clip trên fanpage 365 – http://goo.gl/sUYFvr

Các bạn thu lượm được gì? Có giống phân tích của mình không?

1- Bài có khoảng 70 comments, 700 likes và 28 share. So với các bài post khác trong cùng fanpage, có thể phán đoán rằng content dạng clip hậu trường được các fans đón nhận vô cùng hào hứng.

2- Các nội dung được mang ra mổ xẻ và bình luận hầu hết là những tình tiết rất… “nhạt nhẽo” dưới góc nhìn của “người già” như mình. Thí dụ như “will hắt xì đúng trình độ, làm ông kia hết hồn”, “anh nào cũng dễ thương và đẹp trai”, “sao anh tập gym với cây tre và bong bóng cũng mệt nữa hả”, “anh bị bung nút quần mắc cười quá”, “cái mặt nai tơ của anh dễ cưng quá”, “vui quá iu cực”, “đập tay mắc cười quá”, “các anh nhí nhố quá”, “nhắng quá các anh iu, vui quá trời” v.v…

3- Thử coi đi coi lại clip vài lần, thì bạn sẽ để ý thấy rằng nội dung clip đúng là rất đơn giản và dễ… tiếp thu. Hầu như từ đầu đến cuối clip không có bất cứ chi tiết nào “nghệ thuật” hay cố tình truyền tải thông điệp theo kiểu thách đố. Nắm bắt được tâm lý công chúng mục tiêu (là giới trẻ, tập trung vô fans của nhóm nhạc thần tượng 365), các chi tiết trong clip hầu hết mang tính gây cười nhẹ nhàng, khai thác cận cảnh khuôn mặt “đáng yêu” của các boys trong nhóm, cùng với những cảnh sinh hoạt “đời thường” (đánh vào yếu tố mong muốn “gần gũi thần tượng” không chỉ trên sân khấu) như tập chạy, tập tạ, tập xà, chòng ghẹo nhau, nằm nghỉ v.v…

4- Khúc gần cuối clip, chi tiết tập nhảy nhót hát ca để teaser MV mới của nhóm 365 là bước đệm rất tốt nhằm lôi kéo sự chú ý cao hơn một chút. Và đỉnh điểm là chi tiết các thành viên ngồi đập tay trong khi một boy trong nhóm bị… hắt xì! Sau chi tiết đó thì quảng cáo của mobifone 3G bung ra cùng thông điệp “Tiện ích cực hay, thổi bay nhàn rỗi”. Quả tình, nếu dùng con mắt của một đứa sinh năm 1983 như mình để xem và chém gió thì chi tiết này quá… xàm. Nhưng coi trên fanpage của nhóm thì thấy chi tiết này lại được các bé xúm xít vô khen là iu quá, thương quá, dễ cưng quá blah blah blah…

… có lẽ đó là sự khác biệt về thế hệ. Và nếu không cẩn thận, những người làm truyền thông rất dễ bị đánh lừa khi tùy tiện đánh giá chủ quan.

Tóm lại, qua việc soi chiếu thử một campaign 3G của mobifone như vậy thì chúng ta có thể rút ra được khá nhiều đặc điểm của nhóm công chúng mục tiêu không-phải-của-mình mà là của mobifone hướng tới (nhưng có thể áp dụng vào công việc của chính bản thân mình trong tương lai chứ). Đó là:

1- Hâm mộ các nhóm nhạc thần tượng

2- Không thích những gì phải suy nghĩ phức tạp

3- Cứ được nhìn ngắm thần tượng là vui

4- Thích gần gũi thần tượng và thích hình ảnh phía sau sân khấu của thần tượng

5- Các đặc tả chi tiết trên cơ thể, đặc biệt là khuôn mặt của thần tượng luôn được đánh giá cao

6- Các tình huống hài hước, gây cười, tếu táo luôn thu hút

7- Thích trai đẹp, tóc xanh đỏ tím vàng

8- Thích nghe thần tượng hát hi hố hô hì, nhảy nhót tít mù

Tất nhiên, chỉ một clip này và chỉ một post tương tác ở fanpage của 365 thì không phải là tất cả. Nhưng mình hoàn toàn có thể đi ngâm cứu thêm các campaign của những brand có tập khách hàng tương tự và đối chiếu 8 kết luận trên xem đúng đến đâu và sai đến đâu khi kết luận cho “đại chúng”. Hơi mất công một chút nhưng chi phí nghiên cứu giảm xuống và hiệu quả tăng lên, phù hợp với những doanh nghiệp nghèo như chúng ta phải không các bạn?

Chú ý, hình minh họa bài này cũng được chọn dựa theo 8 kết luận ở phía trên. Ứng dụng tức thì!

Hãy share bài học này về wall để tặng cho bạn bè trong friendlist của các bạn cùng biết nhé. Biết đâu nhờ có comment của họ, bạn lại học được thêm nhiều điều hay ho hơn nữa ;-)

((( Copyright © 2013 by Nguyễn Ngọc Long Blackmoon – Founder of Truyền thông Trăng Đen )))

>>> ĐĂNG KÝ NHẬN BÀI VIẾT QUA EMAIL ĐỂ ĐỌC ĐƯỢC PHẦN TIẾP THEO CỦA BÀI VIẾT, xem chi tiết tại http://goo.gl/tj7ASv

>>> ĐỌC THÊM:

+ THẤU HIỂU CÔNG CHÚNG MỤC TIÊU NGÀNH HÀNG ẨM THỰC – http://goo.gl/0YGIFL

+ SỰ KHÁC BIỆT CỦA CÔNG CHÚNG MỤC TIÊU CHIA THEO VÙNG MIỀN – http://goo.gl/YejLTc

+ ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC “CHIA ĐỂ TRỊ” KHI PHÂN TÍCH CÁC NHÓM CÔNG CHÚNG MỤC TIÊU – http://goo.gl/nZO1an

(Nguồn: Nguyễn Ngọc Long Blackmoon’s Facebook – October 07, 2013 at 10:56AM)

Luôn luôn để sếp phát biểu trước
Quyền được có nhà-mình

Your email address will not be published. Required fields are marked *