“Gần 10 năm trước tại ‘thiên đường nhiệt đới’ Phuket của Thái Lan, một ngày sau lễ Giáng Sinh, nước biển trở nên đục ngầu, gào thét và ập vào vùng đất duyên hải miền Tây của đất nước Chùa Vàng.
Trong phút chốc, những khu resort sang trọng bỗng trở thành bãi hoang phế, mọi thứ chìm trong biển nước đục ngầu. Maria, Henry cùng với ba cậu con trai Lucas, Thomas và Simon nằm trong số nhiều gia đình đang đi nghỉ tại đây.
Chỉ trong nháy mắt, gia đình năm người bị chia lìa và phải tìm nhau trong đống đổ nát”.
Bạn vừa kịp nhận ra đoạn mô tả trong kịch bản bộ phim Thảm Hoạ Sóng Thần. Một trong những siêu phẩm điện ảnh hiếm hoi tái hiện chân thực cảm giác hàng tấn nước, gỗ, sắt thép, bê tông, rác rến đổ ập xuống khiến người xem như bị túm đầu nhấc ra khỏi ghế ngồi và nhấn thẳng vào trong màn ảnh…
Ngột ngạt. Vùng vẫy. Ngụp lặn. Quay cuồng.
Đó là lúc mà tính chân thực được đẩy lên cực điểm, cảnh tàn khốc được khắc hoạ gần như vượt quá giới hạn chịu đựng của một nỗi đau hay sự sợ hãi thông thường.
Tôi đã xem bộ phim này 5 lần trong rạp, và không hề có nhu cầu thêm một lần nữa phải “xem” nó trong thực tế. Nhưng bất chấp điều đó, nó vẫn diễn ra. Vừa mới đây thôi, ở Tacloban của Philippines, ở Bình Định – Quảng Nam – Quảng Ngãi – Thừa Thiên Huế của Việt Nam, cũng như nhiều nơi khác trên thế giới.
Ở Philippines đã xuất hiện thành phố chết! Nơi những người sống dật dờ đi lại như thây ma, tàn sát nhau để tranh giành thức ăn và nước uống, trong khi người chết bị chó hoang tấn công và mục rữa ở bên đường.
Và nếu không có gì thay đổi, cảnh tượng khủng khiếp đó sẽ diễn ra ở đất nước của chúng ta. Ngay tại nơi đây. Ngay chính thành phố tươi đẹp này. Nơi mà bạn và tôi đang sinh sống.
Thời điểm 6 năm về trước, khi ông Nguyễn Hữu Ninh suýt nữa được xướng tên trong lễ trao giải Nobel hoà bình năm 2007, tôi lần đầu tiên quan tâm đến cụm từ “biến đổi khí hậu” để kịp nhận ra rằng Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của vấn nạn quốc tế này.
Trải qua rất nhiều nỗ lực của các ban ngành đoàn thể từ Trung ương đến địa phương, cùng với sự nhiệt tình kêu gọi bảo vệ môi trường rất khẩn thiết bằng hình thức cởi truồng khoe thân kiếm bài đăng báo của một số đứa nghệ sĩ NGU NGỐC và VÔ HỌC, miền trung Việt Nam vẫn oằn mình hứng chịu sự tàn phá của thiên nhiên. Mỗi lúc thêm một nặng nề. Mỗi ngày thêm một tang thương.
Các nhóm hoạt động vì môi trường, xin hãy lên tiếng một cách mạnh mẽ hơn. Xin hãy triển khai các hoạt động thực tế hơn. Và hãy truyền thông vấn nạn này (http://goo.gl/YcK8UU) đến đông đảo nhiều tầng lớp nhân dân hơn nữa.
Tôi và anh Son Pham ở LIN đã lên kế hoạch tổ chức một (có thể là nhiều) buổi tập huấn về truyền thông cho các bạn ở những tổ chức phi chính phủ. Và tôi xác định rất rõ rằng những hoạt động kiểu này sẽ là trọng tâm hoạt động của Truyền thông Trăng Đen trong năm 2014.
Bởi vì các bạn đã nhận lãnh sứ mệnh chiến đấu vì môi trường sống của chính chúng ta. Nếu các bạn không truyền thông giỏi, số lượng người thiệt mạng vì sự giận dữ của thiên nhiên sẽ tiếp tục tăng cao. Như thế là có tội.
Nếu không phải chúng ta thì là ai? Nếu không phải bây giờ thì là bao giờ? Nếu không phải ở đây thì ở đâu?
Chúng ta có thể chấm dứt sự điên rồ ấy. Ngay tại đây…
(Nguồn: Nguyễn Ngọc Long Blackmoon’s Facebook – November 16, 2013 at 10:25PM)
Lần đầu tiên cmmt. 1 bài viết rất ý nghĩa, tks a