Tài liệu do admin Lan Ngọc ghi chép & tổng hợp từ các bài chia sẻ, khóa học của blogger Nguyễn Ngọc Long – Founder Truyền thông Trăng Đen. Các bạn nên đọc và sử dụng như một tài liệu tham khảo để hiểu rõ hơn khi đọc các contents / trước tham gia các khóa học của Truyền thông Trăng Đen.
>>> Tải file pdf tại đây
Truyền thông
Thương hiệu (Branding): Những cảm nhận của khách hàng về công ty, sản phẩm hay dịch vụ thông qua nhận diện, giá trị, thuộc tính & cá tính. (BrandME)
Tiếp thị (Marketing): Quá trình kinh doanh tạo mối quan hệ và làm hài lòng khách hàng. (Wiki)
Quảng cáo (Advertising): Hình thức tuyên truyền được trả phí hoặc không để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng. (Wiki)
Truyền thông (Communication): Truyền tải thông điệp hiệu quả đến đúng nhóm công chúng mục tiêu nhằm giúp đạt được mục đích nào đó trong khoảng thời gian nhanh nhất với chi phí tối ưu. (ZeroME)
Quan hệ công chúng (PR): Hình thức giao tiếp nhằm tăng cường nhận thức và hiểu biết của công chúng, cũng như khuyến khích suy nghĩ tích cực về một công ty, sản phẩm và dịch vụ của công ty. (Blog NguyenNgocLong.com)
Mục tiêu kinh doanh: Mục tiêu doanh số hoặc mục tiêu cụ thể khác của cả chiến dịch truyền thông. (Blog NguyenNgocLong.com)
Mục tiêu truyền thông: Từ mục tiêu kinh doanh, cần xác định kết quả cụ thể & có thể đo lường sẽ đạt được sau chiến dịch truyền thông. Các dạng mục tiêu truyền thông chính:
- Làm công chúng biết
- Nói cho công chúng hiểu
- Làm công chúng tin
- Làm công chúng yêu (Zero9)
Công chúng mục tiêu: Đối tượng chịu sự tác động của hoạt động truyền thông. Cần xác định rõ, chia nhỏ & phân tích insight của từng nhóm công chúng mục tiêu để xây dựng thông điệp, chuẩn hóa content & chọn kênh hiệu quả tới từng nhóm. (Zero9)
Thông điệp truyền thông: Điều đọng lại trong tâm trí công chúng mục tiêu sau khi tiếp nhận content. Cách làm Thông điệp cơ bản là nói những gì mình có dưới khía cạnh công chúng mục tiêu quan tâm để thúc đẩy hành động dẫn đến mục tiêu. Thông điệp cần đúng insight, ngắn gọn, dễ nhớ và dễ hiểu. (Zero9)
Content truyền thông (Vật phẩm truyền thông): Mọi vật phẩm có thể chứa đựng thông điệp truyền thông. Công thức độc quyền BVS của Trăng Đen hướng dẫn tạo content thu hút với 3 yếu tố chính là chất liệu, thông điệp và giá trị. (Zero9)
Viral content: Contents thu hút được sự quan tâm của số đông, kích thích mong muốn chia sẻ – thảo luận một cách mãnh liệt và tạo ra được nhiều chất liệu truyền thông. (Zero9)
Content marketing: Quá trình sáng tạo và phân phối những nội dung phi thương mại nhằm thu hút sự chú ý của công chúng. Hướng tới mục đích chuyển hóa công chúng thành khách hàng hoặc đại sứ thương hiệu của sản phẩm, dịch vụ mà chúng ta muốn bán dựa trên sự tin yêu, gắn kết và thấu hiểu. (ZeroC)
Kênh truyền thông (Phương tiện truyền thông): Mọi phương tiện có thể truyền tải content đến với công chúng mục tiêu. Lời khuyên của Truyền thông Trăng Đen là hãy chọn một kênh và kiên trì làm thật tốt. (Zero9)
Chiến lược: Xây dựng câu chuyện hấp dẫn để tác động lên công chúng mục tiêu. Bạn hãy tham khảo 16 concept truyền thông bất biến trên báo chí & mạng xã hội của Truyền thông Trăng Đen để có nguyên liệu xây dựng chiến lược truyền thông. (Blog NguyenNgocLong.com)
Chiến thuật: Nếu không có câu chuyện hấp dẫn, bạn cần có cách kể chuyện hấp dẫn, đưa đẩy, kéo dài câu chuyện đủ lâu để thu hút công chúng. (Blog NguyenNgocLong.com)
Lập kế hoạch truyền thông: Đưa toàn bộ Mục tiêu, Công chúng, Thông điệp, Content, Kênh, Ngân sách, Người thực hiện,… vào bản kế hoạch với KPIs và Mốc thời gian cụ thể. (Zero9)
Đo lường: Đánh giá hiệu quả của hoạt động truyền thông, dựa trên công thức “Ò Ó O” độc quyền của Truyền thông Trăng Đen, với các chỉ số cụ thể & có thời hạn. (Zero9)
Thương hiệu cá nhân
Thương hiệu Cá nhân: Những cảm nhận riêng có của người khác về bạn thông qua Ngoại hình, Giá trị, Tài năng & Tính cách. (BrandME)
Hình ảnh cá nhân: Hình ảnh, hình tượng được xây dựng để đáp ứng nhu cầu mong muốn thị hiếu của 1 nhóm công chúng. Hình ảnh cá nhân như 1 món hàng, có thể không phải bản chất, mong muốn của bạn & có thể thay đổi để đáp ứng thị hiếu của công chúng. Hình ảnh cá nhân KHÔNG PHẢI Thương hiệu Cá nhân. (BrandME)
Tài năng: Khả năng chuyên môn của một người, được tạo nên bởi Kiến thức, Kỹ năng, Kinh nghiệm, Thành tích & sản phẩm. (BrandME)
Giá trị: Kết quả, điều tích cực một cá nhân mang đến cho cộng đồng bằng một hoặc nhiều tài năng của họ. (BrandME)
Sứ mệnh: Giá trị của một cá nhân được cam kết mạnh mẽ và thực hiện lâu dài. (BrandME)
Tạo mỏ vàng: Sản xuất và đăng tải một loạt các contents chuyên sâu, mang tính chất định hình Tài năng, Tính cách cá nhân, để biến Kênh truyền thông của mình trở thành một “mỏ vàng” đối với công chúng, cộng đồng. (BrandME)
Bắn pháo hiệu: Khi số lượng “vàng” trên Kênh truyền thông đủ nhiều, hãy gắng sức tạo ra một viral content – như động tác “bắn pháo hiệu” để thu hút sự chú ý của cộng đồng. Khi ấy, số đông công chúng sẽ ùa vào kênh của bạn, và trong đó sẽ có những người thực sự là khách hàng tiềm năng. Họ thấy kênh của bạn là một “mỏ vàng” bởi các contents hay ho trước đó, thì sẽ ở lại. (BrandME)
Dự phòng & Xử lý khủng hoảng truyền thông
Bằng việc thay đổi khái niệm “Xử lý khủng hoảng” qua thành “Dự phòng & xử lý khủng hoảng“, bạn đã giải quyết được 80% vấn đề. (Blogger Nguyễn Ngọc Long – Founder Truyền thông Trăng Đen)
Khủng hoảng truyền thông: Sự kiện xảy ra ngoài tầm kiểm soát khi xuất hiện thông tin gây bất lợi dẫn tới hậu quả xấu đột biến cho doanh nghiệp. (ZeroP)
Lắp họng chữa cháy: Tạo dựng mối quan hệ và gây ảnh hưởng tới 3 nhóm: Các kênh truyền thông, Chuyên gia trong ngành & Thủ lĩnh cộng đồng (KOLs). (ZeroP)
Sử dụng vật liệu chống cháy: Bồi đắp kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp. (ZeroP)
Mua bảo hiểm: Có hợp đồng truyền thông, đăng tải các bài báo tích cực trước khi thông tin tiêu cực xuất hiện. (ZeroP)
Tình làng nghĩa xóm: Được yêu mến trong lĩnh vực hoạt động (Hoạt động từ thiện, xã hội, CSR…) (ZeroP)
Xác định khủng hoảng leo thang: Đánh giá hậu quả xấu nhất mà khủng hoảng có thể gây ra với doanh nghiệp: Danh tiếng, Doanh thu, Tài chính, Pháp lý, Nhân sự, Đối tác, các vấn đề khác… Từ đó đưa ra phương án xử lý phù hợp và khéo léo. (ZeroP)
Xác định tâm đám cháy: Xác định thông tin xem nguyên nhân, nguồn cơn chính dẫn đến khủng hoảng là gì để tập trung giải quyết vấn đề đó. (Blog NguyenNgocLong.com)
Cháy ở đâu, dập lửa ở đó / Sai đâu sửa đấy: Sau khi xác định được nguồn gốc khủng hoảng thì tập trung xử lý vấn đề ở đó, không để bùng phát thêm thông tin bất lợi cho doanh nghiệp. (Blog NguyenNgocLong.com)
Khoanh vùng khủng hoảng: Kỹ thuật xử lý truyền thông để dư luận chỉ tập trung vào một vấn đề đang gây khủng hoảng, và doanh nghiệp tập trung nguồn lực xử lý vấn đề đó, không để xuất hiện thêm nhiều thông tin bất lợi cho doanh nghiệp ở các vấn đề khác. (ZeroP)
Cháy nhà cứu cột: Không buông xuôi khi xảy ra khủng hoảng, xác định và bảo vệ những bộ phận, giá trị, thành phần có thể “an toàn” của doanh nghiệp. (ZeroP)
Trong nhà tỏ trước, ngoài ngõ tường sau: Xác định “Nhà” là những ai (Cổ đông, nhân viên, gia đình, đối tác, khách hàng,…). Sau đó có kịch bản trấn an và thiết lập kênh truyền thông nội bộ. (ZeroP)
Thống nhất người phát ngôn: Chỉ định người phát ngôn, không lẩn tránh truyền thông và áp dụng triệt để nguyên tắc chỉ 1 nguồn phát ngôn. (ZeroP)
Không tình tiết mới: Không để dư luận có thêm câu chuyện, tình tiết để nói về khủng hoảng, có thể làm khủng hoảng mở rộng. Cách làm là tìm hiểu chi tiết nội dung vấn đề, quyết định hoặc nói hết một lần không lẩn tránh không vòng vo; hoặc im lặng tuyệt đối. (ZeroP)
Quy về một mối: Không mở nhiều diễn đàn, cần đưa tất cả dư luận về nơi mình có lợi thế kiểm soát thông tin nhiều nhất để tập trung kiểm soát & xử lý (Hotline, website, inbox fanpage, email…). (ZeroP)
Tách bó đũa: Chia nhỏ dư luận, truyền thông ra bằng cách thiết lập các kênh thông tin mà họ độc lập với nhau, nhằm giảm tải sức mạnh tập thể và dễ bề xử lý. Tuyệt đối không gia tăng sức mạnh bằng cách tạo diễn đàn công khai cho khách hàng, truyền thông đưa thông tin bất lợi cho doanh nghiệp. (ZeroP)
Hốt sạch tro tàn: Xử lý tất cả những tàn dư còn sót của khủng hoảng, gồm ba bước: Thanh tẩy thông tin tiêu cực, thực hiện các chiến dịch truyền thông lấy lại thiện cảm & nói lại cho rõ ở thời điểm thích hợp. (ZeroP)
Gương sáng phố phường: Khai thác sự quan tâm của dư luận với doanh nghiệp sau khủng hoảng bằng cách coi đó như một cơ hội để doanh nghiệp chứng minh nỗ lực của tập thể, chứng minh thiện chí của mình với xã hội và giành lấy tình cảm của khách hàng một cách tự nhiên. (ZeroP)
Khánh thành nhà mới: Ra mắt “ngôi nhà” mới cho doanh nghiệp với những sự sửa chữa sai sót, đổi mới, tiến bộ so với phiên bản cũ. (ZeroP)
—– HẾT —