Báo giới nước nhà đồng lòng nhận xét về thí sinh “nàng men chàng bóng”: nhờ em mà chúng tôi đoàn kết với nhau hơn. Cảm ơn em!
– Những mảng miếng hài hước gượng ép, phô diễn và nhất là cố tình khai thác méo mó hình thể, giới tính của con người để chọc cười (Người Lao Động)
– Đại thảm hoạ phim Việt, không thể tưởng tượng khi người ta gọi đó là phim, cú vả thật sự vào mặt khán giả (Sài Gòn Tiếp Thị)
– Hài ngán ngẩm với những màn hài kịch nhạt nhẽo, một dạng của tấu hài phường xã (VOV)
– Phim siêu nhảm dội gáo nước lạnh dội vào điện ảnh Việt tuần qua, thật “choáng” và không thể tưởng tượng nổi khi người ta gọi đó là… phim! (VietnamNet)
– Một bộ phim xứng đáng nhận nhiều chữ “vô”: vô lý, vô duyên, vô văn hóa, vô tâm, vô phước… nối bước “đàn anh” để trở thành “thảm họa phim Việt 2012” (Kenh14)
– Quả không sai khi gọi là một “đại thảm họa” mang sắc thái vô duyên, nhạt nhẽo với một cốt truyện hoàn toàn không có chiều sâu, sơ sài trong kịch bản (Afamily)
– Như giọt nước tràn ly – chịu – đựng, khi thị trường điện ảnh VN có thêm một phim hài dạng… siêu nhảm được làm khá tùy tiện, dễ dãi bất chấp những chuẩn mực thông thường nhất của ngôn ngữ điện ảnh (Tuổi Trẻ)
– Thô thiển và kỳ thị giới tính (Pháp Luật TPHCM)
– Xứng đáng được xếp vào vị trí số 1 thảm họa phim Việt bởi sự phản cảm và phi lý (Khám Phá)
– Phim nhảm không thể tả, thảm họa phim Việt 2012 xứng đáng được trao ghi-nhét (Thể Thao Văn Hóa)
– Nối dài chuỗi phim nhảm liên tiếp, kệch cỡm cả về nội dung lẫn hình ảnh (Đất Việt)
– Thảm họa chúa của phim Việt, nỗi sỉ nhục đối với nền điện ảnh nước nhà, đại thảm họa phim Việt, cú vả vào mặt khán giả (VnExpress)