Thấy Zing đăng bài viết nói cư dân mạng (vâng, lại là cư dân mạng) kêu gọi tẩy chay thương hiệu KhanhCasa, cô giáo có vài điểm băn khoăn mong mấy em giải đáp.
Một là, chuỗi cửa hàng trà – cà phê của KC nhắm tới tầng lớp nào nhỉ? Vì có một lần trong đời cô được bạn-đại-gia đưa vô shop ở gần Bitexco bú trà (sau khi chịch cô), cô thấy giá chát phết?
Mà giá chát như vậy, số đông cư dân mạng đang kêu gào tẩy chay chắc hem phải khách hàng tiềm năng?
(Không liên quan nhưng bữa đó cô bú món sinh tố hạt sen ngon phết nha mấy đứa. Cô nhớ mang máng quán đó hình như bán đồ chay, mà giờ coi clip quay tay của anh chủ, nhớ lại mấy bức tượng Phật uy nghiêm trong đó cô thấy hơi ớn lạnh).
Hai là, cô thấy nhiều đứa bóc mẽ anh này là diễn viên chính trong Xóm trọ 3D (cô chưa chịch nên cô không biết). Nhưng chuyện nào ra chuyện đó, có thể bức xúc việc anh ấy oánh người nhưng mang xu hướng tính dục ra nói là thiếu khách quan và không văn minh nhé.
Ba là, nếu thực sự anh Khánh 3D như mấy đứa đang đồn, thì tại sao lại đá câu chuyện qua thành “đàn ông đánh phụ nữ”. Cái này là nói rất thật lòng và nghiêm túc. Tại sao không nghĩ theo hướng từ sâu thẳm trong lòng, anh ấy coi bạn nữ kia cùng hội chị em?
Bạn nữ bị đánh thấy bảo đang có thai 2 tháng, đương nhiên anh này rất khó nhìn vô để biết, nên chi tiết ấy có thể thông cảm được. Vậy, câu chuyện chỉ còn lại là một “chị phụ nữ” hung dữ tát nhân viên trong tiệm.
Bản chất câu chuyện nó là như thế, tính nghiêm trọng đã khác rất xa thông điệp “Nam doanh nhân chủ chuỗi trà cà phê nổi tiếng tát nhân viên bán hàng đang mang thai”.
Bốn là, theo phân tích phía trên, cô giáo không thấy câu chuyện này ghê gớm, nhưng thái độ của anh Khánh thì làm cô thực sự băn khoăn.
Rốt cuộc thì anh này có thực sự dữ dằn và ghê gớm như báo chí đang tô vẽ? Vì nhìn vô hành động chối bay chối biến lúc bảo vệ ghi biên bản (anh ấy dùng tên giả), có thể thấy anh ta hoặc là quá sợ hãi, hoặc sâu thẳm bên trong là con người yếu đuối, thậm chí có phần hèn kém.
Tất nhiên, nói vậy thì có vẻ tiêu cực và xấu xí, nhưng lại “gánh tội” được cho anh Khánh này hữu hiệu. Vì coi đi coi lại clip mấy lần, cô giáo thấy anh này đúng là mất kiểm soát nhất thời chứ sau đó thấy có vẻ hiền ngay lại được?
Năm là, đội truyền thông của anh Khánh đã xử lý rất nhanh và rất khéo khi mới sáng anh ấy còn chối bay chối biến thì chiều tối đã lên nhận sai, xin lỗi, và mấu chốt là bạn nữ bị đánh đã lên tiếng “xí xoá bỏ qua”.
Về lý thuyết xử lý khủng hoảng truyền thông, đó là một bàn thắng đẹp. Vì tâm đám cháy đã được xác định rất chuẩn xác và dập tắt thành công.
Tất nhiên, sau mỗi vụ khủng hoảng luôn có tổn thương. Nhưng khi dập đúng chỗ, thì kíp nổ chính coi như đã tháo xong. Những lời ong tiếng ve (như kiểu tin nhắn trong hình) là không tránh được. Người làm truyền thông sẽ hiểu điều này và cứ “vui vẻ” chấp nhận thôi.
Duy có một điều khiến cô băn khoăn mãi, vì cô đọc được status của một người bạn đã thảng thốt rằng “không, đây không phải là anh Khánh, hoặc không phải là anh Khánh mà tôi biết; anh ấy không như vậy” (khi xem clip múa ba-lê).
Status này đặt ra hai giả thiết.
Nếu thường ngày anh này sống có trước có sau, menly lịch lãm, thì việc trốn tránh (xài tên giả trong biên bản) tạo ra mâu thuẫn về hình ảnh. Nếu thực sự đàn ông bản lĩnh, thì sai đâu nhận đó, có chết cũng phải “chất” như Từ Hải mới xứng tầm.
Còn nếu anh Khánh hiền lành, nhu mì, yếu đuối thật, và hành động tát bạn nữ kia chỉ như việc chí choé của hội chị em phụ nữ. Thì hình ảnh doanh nhân lịch lãm thường ngày anh đang gầy dựng có vẻ không đúng với bản chất tính cách bên trong mà anh có?
Dù thực tế thế nào, thì việc xây dựng hình ảnh bên ngoài không nhất quán với tính cách thật bên trong cũng vẫn là điều nguy hiểm. Nó giống quả bom âm ỉ có thể phát nổ bất cứ lúc nào.
Đó là điều lưu ý về mặt thương hiệu cá nhân mà anh Khánh nên hết sức lưu tâm.