Please log in or register to do it.

Chiều nay, khi tôi viết bài phân tích case-study của Clear, có bạn đã nói rằng cách làm như vậy là vô cùng tốn kém. Tôi không đồng ý.

Chương trình truyền thông của Clear sử dụng nhiều ngôi sao có tiếng trong giới trẻ
Chương trình truyền thông của Clear sử dụng nhiều ngôi sao có tiếng trong giới trẻ

Bạn thử tính dùm tôi một bài toán đơn giản thế này. Nếu sếp bạn nói, ê con truyền thông, mày làm chương trình gì đó cho 16.000 người biết đến, ghi nhớ và thích thú sản phẩm của chúng ta đi. Tao cho mày 100.000đ mỗi khách.

Vậy bạn sẽ làm gì?

Tặng cho mỗi người một dây sản phẩm 20 bịch hết 20 ngàn. Vậy tặng 5 dây sẽ hết 100 ngàn. Rồi người ta có ấn tượng và ghi nhớ sản phẩm của bạn không? Tôi nghĩ là không chắc.

Tặng mỗi người một phiếu gội đầu chăm sóc tóc? Tôi nghĩ là 100K chẳng thấm vào đâu. Chưa chắc bạn đã đủ tiền làm phiếu và đi phát phiếu. Chưa tính công tác triển khai.

Tặng mỗi người một cặp vé thì không đủ, tặng chỉ một vé thì lại vô duyên. Mà thực ra cũng chẳng liên quan gì đến công việc mà chúng ta đang bàn tới.

Nhưng nếu lấy 100.000đ đó nhân với 16.000 khách thì bạn được 1,6 tỷ VNĐ. Chắc đủ làm ra được chương trình hoàn tráng như Đường Trượt Nước Khổng Lồ chứ nhỉ? Kết quả bạn thu về đâu chỉ có 16.000 người tham dự ghi nhớ, tương tác, yêu thích và viral về sản phẩm mà còn có bao nhiêu bạn bè xung quanh người ta được biết tới một cách vô tình nữa?

Phân tích case-study chương trình truyền thông Đường Trượt Nước Khổng Lồ của nhãn hàng Clear
Phân tích case-study chương trình truyền thông Đường Trượt Nước Khổng Lồ của nhãn hàng Clear

Tôi vừa search thử thấy chai dầu clear rẻ nhất cũng 60 ngàn, loại mắc hơn lên tới hơn 100 ngàn, nếu họ dùng sản phẩm trong hai tháng thì chỉ 2-3 lần mua sản phẩm là đủ lợi nhuận để bù đắp ra chi phí quảng cáo rồi. Chưa tính giá trị ăn chung vào thương hiệu để bán cho thị trường cả 90 triệu dân, lợi nhuận không biết để đâu cho hết.

Như vậy đó là cách chi tiền gộp chung rất thông minh, và hiệu quả. Nếu gọi đó là “nhiều tiền”, hay “số tiền lớn quá” thì tôi đồng ý, chứ gọi là “tốn kém” lại không thuyết phục.

Nhưng tâm lý như vậy là dễ hiểu, nhất là ở những người chưa được “làm lớn” bao giờ. Và cái tâm lý “làm lớn” nhiều khi lại là lợi thế của các đại gia. Vấn đề là, họ dám chi. Còn với những người ít tiền (như mình), thì lúc nào cũng ngại, và nhát tay. Mà khi nhát tay, thì suy nghĩ và tầm nhìn sẽ có phần loanh quanh, tủn mủn.

Bạn đã thấy một nhãn rượu họ mời David Beckham qua Việt Nam khiến cả hệ thống truyền thông trong nước lên cơn sốt như thế nào rồi. Bạn cũng thấy Tôn Hoa Sen bỏ ra vài chục tỷ mời người không tay không chân qua khiến cho cả cái “cộng đồng mạng” như lên cơn co giật. Rõ ràng, đó là thể hiện sự biết chi tiền. Và như thế, người đã giàu lại cứ giàu lên, còn người nghèo như chúng ta, tiết kiệm được vài đồng lẻ, thì muôn đời quẩn quanh xó bếp.

Cực khổ lắm thay! A đi dà Phật

Nguồn: Nguyễn Ngọc Long

Đường trượt nước khổng lồ - Chương trình truyền thông "mẫu mực" của Clear
Chuyên gia đá và 4 tuyệt chiêu "vạch mặt" đá phong thuỷ... dởm!!!

Your email address will not be published. Required fields are marked *