“Nhà báo công dân” thách thức “Quyền lực thứ tư” là tiêu đề một bài viết trên tờ Lao Động.
Quyền lực thứ 4 tất nhiên là báo chí (bên cạnh Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp); còn Nhà báo công dân – citizen journalist là thuật ngữ dùng để chỉ những người dân “bình thường”, sử dụng những phương tiện “đơn giản” có sẵn như điện thoại có chức năng ghi âm, quay phim, chụp hình để “tác nghiệp” và đưa tin lên các kênh truyền thông không chính thống (như blog, mạng xã hội facebook, twitter, youtube…).
“Tương lai của báo chí sẽ do những người sử dụng mạng xã hội quyết định – nhà báo Mike Martinez của Hãng tin CNN nói – không một nhà báo nào có thể có mặt tại hiện trường nhanh bằng chính những người dân tại đó với chiếc điện thoại có khả năng quay phim và kết nối Internet trong tay” (Lao Động).
Ngay khi facebook ra mắt tính năng #Hashtag, mình đã làm một clip (http://bitly.com/11eB6i6) để phân tích xu thế dịch chuyển của người đọc tin tức từ báo chí truyền thống lên mạng xã hội, đồng thời đặt ra câu hỏi mở cho các bạn thảo luận “Liệu báo chí truyền thống có bị khai tử hay không?”. Đa phần các ý kiến đều cho rằng việc này sẽ không xảy ra, mà cả 2 loại hình thông tin sẽ có cách để chung sống hòa bình.
Trả lời phỏng vấn Infonet về xu thế “giao thoa” giữa báo chí và mạng xã hội, bạn Nguyễn Ngọc Long Blackmoon đã đưa ra dự đoán: “Các phương thức đưa tin và môi trường truyền thông truyền thống đang ngày càng bị nép vế trước làn sóng phát triển như vũ bão của mạng xã hội, với sự hỗ trợ đắc lực của điện thoại thông minh và máy tính bảng. Số kỳ phát hành và doanh thu của báo in liên tục sụt giảm. Nhiều đầu báo in có tiếng đã phải đóng cửa, chuyển dịch toàn bộ hoặc một phần qua phương thức báo điện tử, mobile-app”.
http://bitly.com/130LvAP – Nội dung này mình đã trả lời phỏng vấn trước đó khoảng 2 tuần, nhưng mãi tới ngày 20/6 mới được lên trang. Chắc do chủ ý của Ban biên tập muốn tung ra nhân dịp Ngày báo chí Việt Nam 21/6 năm nay – cũng là thời điểm tờ eChip báo giấy tuyên bố đình bản và chỉ tập trung vào phiên bản online. Tức là dự đoán của mình đã chính xác tuyệt đối với eChip, và nếu thấu hiểu nội tình của nhiều tờ báo, tạp chí hiện nay, các bạn cũng sẽ tin rằng sắp tới sẽ còn nhiều tờ báo giấy nối gót ra đi giống như eChip.
Cũng trong diễn đàn về vụ án “giao thoa” này, anh MinhLQ – Tổng Biên tập Báo điện tử Vietnam+ cho rằng “Trước đây, quyền đăng tải thông tin thuộc về một nhóm người có công cụ là các tờ báo, các đài truyền hình, phát thanh… nhưng bây giờ bất kỳ ai cũng có thể trở thành nhà báo nếu họ nắm được thông tin vì công cụ và nền tảng đã sẵn có, lại hoàn toàn miễn phí. Thêm vào đó, có một xu hướng từ lâu là độc giả thích tìm đến những thông tin “thô” chưa được biên tập, gọt giũa, họ có nhu cầu tự tìm hiểu và đánh giá chứ không cần thông qua lăng kính của phóng viên hay tòa soạn” – http://bitly.com/130MGjH.
Bài xã luận trên Vietnam+ có tựa đề “Báo chí và cuộc “di dân” từ báo in sang báo điện tử” đã tường thuật lại một cảnh tượng khá “thời thượng” thế này: Khi bà Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra bước vào khán phòng tại Đại hội Báo chí Thế giới (World Newspaper Congress – WNC) lần thứ 65 diễn ra tại Bangkok hồi đầu tháng, hàng trăm chiếc điện thoại có chức năng chụp hình đã được giơ lên, áp đảo số máy ảnh chuyên nghiệp.
Những chiếc điện thoại đó cũng chính là phương tiện đọc báo chủ yếu của phần lớn trong số 1.500 đại biểu trên khắp thế giới tới dự WNC, và nó là ví dụ điển hình cho thấy sự thay đổi mang tính bước ngoặt của báo chí toàn cầu.
Tất cả những phân tích, dự đoán về xu thế của các chuyên gia cũng như một vài kết quả trong thực tế đã giúp chúng ta rút ra 2 kết luận:
1- Báo giấy sẽ chết, thay vào đó là loại hình báo điện tử (online) và báo di động (mobile app)
2- Vai trò của các “nhà báo công dân” ngày càng lớn mạnh và gây ảnh hưởng rất lớn đến xã hội
Đối với mình, đây là một tín hiệu rất đáng mừng. Vì khi quyền lực thông tin được đặt vào tay người dân thì họ sẽ có thêm một vũ khí mạnh mẽ để tự bảo vệ và đấu tranh loại bỏ những vấn đề tiêu cực trong cuộc sống. Đồng thời giảm bớt sức ảnh hưởng của một số “nhà báo” có tư cách đạo đức 3 xu, quen thói lên mặt bố đời và tự cho mình cái quyền trèo lên đầu người khác. Chính vì những nhà báo hại xuống cấp về đạo đức một cách trầm trọng như vậy đã khiến mình thấy “nhục nhã” mỗi khi liên tưởng đến nghề “nhà báo” và cảm thấy xấu hổ khi nhận được những lời chúc trong ngày Báo chí Việt Nam – DÙ MÌNH ĐÃ RẤT RẤT NHIỀU LẦN NHẮC ĐI NHẮC LẠI RẰNG MÌNH KHÔNG PHẢI LÀ NHÀ BÁO.
Rất nhiều tin nhắn gửi qua điện thoại, rất nhiều lời chúc gửi qua PM và tag status, tag hình trên facebook. Mình xin phép không nhận và cũng không phản hồi những lời chúc đó vì các bạn đã gửi sai địa chỉ. Nhưng từ tận sâu thẳm đáy lòng vẫn xin nói một lời cảm ơn rất chân thành đến tất cả các bạn vì ĐÃ NHỚ TỚI MÌNH.
Thật may mắn, trong xã hội chúng ta vẫn còn rất nhiều nhà báo chân chính và xứng đáng được tôn vinh. KHÔNG PHẢI LÀ TẤT CẢ nhưng phần lớn những người làm báo đang hiện diện trong friendlist trên facebook của mình là những người như vậy. Nếu anh chị nhà báo nào tự thấy mình CHÍNH TRỰC và THƯỢNG TÔN SỰ THẬT xin nhận của mình một lời chúc muộn cho Ngày nhà báo Việt Nam.
Trong một rừng lời chúc, hoa và quà của công chúng dành cho các nhà báo trong ngày 21/6 hôm qua, có một người – mà mình xin phép được gọi với cái tên thân mật là O Trang – của báo Pháp Luật TPHCM đã làm điều ngược lại. Món quà mà O Trang gửi tặng (là email với nội dung đã được mình copy và dán vào hình minh họa) khiến mình thực sự xúc động không chỉ vì nó lạ mà còn vì những tình cảm rất chân thành.
Chúc cho xã hội Việt Nam chúng ta có thêm thật nhiều những nhà báo Chính Trực và Tử Tế vào ngày 21 tháng 6 năm 2014.
P/s:
1- Thường khi chọn hình minh họa, mình sẽ không gắn logo nếu hình ảnh rơi vào 1 trong 2 trường hợp. Hoặc đó là hình thể hiện sư tang thương, chết chóc, đau buồn; hoặc bố cục khiến cho logo bị chèn xuống dưới chân, dưới ghế ngồi của nhân vật trong hình – trừ những nhân vật mà mình cho rằng đó là một người đáng kính. Có thể đây là chi tiết nếu mình không nói sẽ không có nhiều người để ý.
2- Nếu có vô tình ghé ngang qua đây và đọc được bài viết này, xin hãy share về tường nhà bạn như một lời động viên đến những nhà báo tử tế khác nữa đang ngày đêm góp phần đấu tranh bằng thông tin, với mong muốn hướng tới những điều tốt đẹp. Cảm ơn nhiều.
#Blogger #Nguyễn_Ngọc_Long_Blackmoon #Truyền_thông_trăng_đen
(Nguồn: Nguyễn Ngọc Long’s Facebook – June 22, 2013 at 09:58AM)
[…] làm chính sách phải dựa trên nghiên cứu, báo cáo khoa học; không thể dựa trên báo chí, truyền thông và dư luận […]
[…] làm chính sách phải dựa trên nghiên cứu, báo cáo khoa học; không thể dựa trên báo chí, truyền thông và dư luận […]