Nói về Tết chắc không hẳn ai không có những kí ức đẹp,trong tôi cũng như vậy,những ngày Tết xưa…..
Tết là dịp mà trẻ con tụi tôi rất háo hức,vui mừng chờ nó đến. Cứ ao ước ngày mai là Tết rồi…Phải nói là cứ qua cái ngày ông công,ông táo là thấy tết đến nhanh lắm,chỉ hồi hộp chờ đợi từng ngày thôi.
Và cũng phải cũng hơn chục năm rồi,khi đọc qua bài viết của Anh Lục,thấy đúng là mất đi “Tết” trong chính mình. Quê tôi là vùng miền núi, miền núi ở đây cũng không hẳn là xa xôi và hoang vu cho lắm, là một thị trấn đẹp với đầy đủ bản sắc của vùng miền,có biển có rừng, những món ăn làm nên tên tuổi của vùng quê..
Tết là kì nghỉ được chào đón ở lớp tuổi tôi thời bấy giờ rất là phấn khích, cứ nghe sinh hoạt xong, cô giáo thông báo là cả lớp ầm lên,reo vang với những cái vỗ tay đầy hưởng ứng. Tết trong mỗi người mỗi khác, đối với tôi cũng vậy, kì nghỉ này háo hức nhất là công việc dọn nhà, cùng bố lau dọn và quét sơn nhà. Nhà tôi bé lắm nên bố tôi chỉ làm một loáng là xong. Còn lại là dọn dẹp và lau chùi là phần của tôi, lắm lúc nghịch dại với thùng nước vôi, nước ve là bị bố tôi la mắng om sòm, cứ nghĩ lại mà thấy đúng là hồi bé cái dì cũng tò mò, nghịch ngợm.
Nhưng phải nói vui nhất của Tết bấy giờ là công việc đi rừng chặt củi. Quê tôi miền núi mà, đi rừng vui lắm, nhất lại là cái thời tiết Tết. Cả xóm, cùng chang lứa hoặc hơn nhau một chút là kéo nhau đi, cứ từ sáng 7h đến 8h là tập trung đâu đó mà được định sẵn từ hôm qua, bắt đầu đi rừng..Rừng cách chỗ nhà tôi ở cũng không xa lắm, tùy từng chỗ lấy củi mà đi, lên rừng kiếm củi độ tết này vừa không khí,vừa náo nhiệt. Chúng tôi ưu tiên là các loại củi có chất lượng tốt để bung (luộc) bánh trưng. Đầu tiên kể đến là Lim, chất lượng thì đùng chê vào đâu được. Nếu bất đắc dĩ thì phải chọn củi Dẻ, cứ hai loại đấy mà chọn thì bung bánh chưng không chê vào đâu được. Tiếng chặt củi bốp bốp chát chát, cùng với tiếng nói léo nhéo, cười đùa của đám trẻ tụi tôi náo nhiệt vang một góc rừng..
Tiếp đến là phải nói hứng thú thứ hai là công việc gói bánh chưng. Tôi là thằng con trai mà rất hay tò mò công việc của mấy bác,chị hay là mẹ. Bánh chưng nhà tôi gói đa phần là bánh chưng dài, những chiếc bánh dài hình ống mà mẹ tôi gói trong rất chắc tay, gọn gàng và rất xinh xắn, tôi lay hoay mãi mà không đùm được cái nào, cứ đùm là bị tung tóe ra, nghĩ lại mà rất là mất mặt, chẳng hiểu sao đùm mãi vẫn không được…
Công việc cuối của ngày Tết đó là luộc bánh chưng, bánh chưng trước khi luộc phải ngâm nước cho nó đủ no, lúc bấy giờ tôi chẳng hiểu vì sao phải thế .Luộc bánh thì nhà tôi thường dậy vào lúc trời mờ mờ sáng, tầm 4-5h sáng..Những thang củi lim, dẻ được xếp đan lên nhau cháy bùng bùng, khi nồi bánh sôi lên phải đun vừa lửa cho bánh vừa chín đều, không bị lửa to quá làm vỡ bánh, nước trong nồi bánh phải được xem và tra đều tránh việc hết nước làm cháy bánh. Công việc trông bánh chưng không vất vả nhưng với tôi lại là nỗi khổ, chẳng được đi chơi lang thang với bạn bè, nghĩ vậy nhưng đến tối, đêm khi chờ bánh chưng chín, chải chiếu bên cạnh bếp lửa đỏ rực than, hơi ấm của bếp lan tỏa, nằm ngủ lúc nào không hay, đến khi bố tôi gọi dậy vì bánh chưng đã chín tôi mới tỉnh. Cho đũa vào với bánh chưng làn khói của nước cộng, với mùi bánh chưng thơm phúc lan tỏa không chạy vào đâu được, nó cứ lan tỏa, hòa quyện và vương vấn cả không thể quên được, đến suốt cuộc đời cũng chẳng chạy được vào đâu..Một mùi vị Tết khó mà tả hết được.
Cũng xa cái thời của tôi, đi học trưởng thành, ra trường, xa nhà cũng mất dần cái gọi là Tết, không khí Tết giờ đâu giống tết xưa, những đứa trẻ tôi cùng lứa tuổi tôi giờ làm gì còn rừng mà chặt củi, mà làm gì giờ bố mẹ nó cho đi lấy củi, hay thật ra chúng nó cũng chẳng muốn đi, than, gas, củi mua được cần gì phải khổ như thế, bánh chưng mẹ nó mua ngoài chợ hay đi đặt, thuê người ta làm, nó cần gì quan tâm, có ăn là được, mải mê game, bạn bè hay nhỉnh hơn chút là tụ tập bạn bè..
Xã hội đang tiến tới công nghiệp hóa, đất nước phát triển nhưng thế hệ trẻ giờ đâu còn biết mùi Tết lan tỏa thế nào,phong tục của cha ông giờ bạn cảm nhận thế nào..trong tôi, tết là tuổi thơ là kí ức còn đọng lại đến tận giờ.