Please log in or register to do it.

Khi mình hỏi, làm sao để viết hay? Rất nhiều bạn đã sôi nổi đưa ý kiến. Cảm ơn tất cả các bạn, mình đọc được rất nhiều điều thú vị trong những comment đấy. Vì có một số comment trùng nhau nên mình tóm tắt lại thế này.

Theo các bạn thì điều quan trọng nhất là muốn viết hay thì… hay viết! Bạn Thu Hà: nói “tập bằng cách viết nhiều, đọc nhiều và từ từ rút kinh nghiệm” bản thân. Mỗi lần viết một bài mới và đọc lại thấy bài cũ của mình dở nghĩa là mình đang có tiến bộ. Bạn Minh Hải cũng đồng quan điểm nhưng bổ sung thêm việc “đưa cho mọi người đọc”, đặc biệt là “những người viết giỏi để nghe góp ý nhận xét”. Bạn Anh Do khá “trâu bò” khi cho rằng muốn viết hay thì nên đưa cộng đồng ném đá!

Banj Hwii Đường Tăng thì nói ngắn gọn và súc tích là “phải quan tâm tới Chủ đề -Cách dùng từ ngữ và Đối tượng độc giả”. Tức là cần phải biết mình sẽ viết về cái gì và viết cho ai. Bạn Tùng Trần và Thạch Dừa đồng quan điểm rằng phải học và phải có kiến thức về lĩnh vực mà mình định viết. Còn Kent Le thì cụ thể hóa rằng phải học cách diễn đạt. Riêng bạn Robert Tam Nguyen thì có ý kiến khá thú vị là phải viết như… đang nói (?).

Anh Jimmii Nguyễn (Tịnh Như Không) viết comment phân tích khá dài và kết luận rằng muốn viết hay, phải khắt khe và kỷ luật với chính bản thân, tự ép bản thân phải viết hay dù chỉ là đôi ba chữ. Hwarang Sapphire và Tran Nguyen cho rằng cần có trải nghiệm và sau đó viết lại một cách chân thật. Trả nghiệm nhiều được bạn Tran Nguyen cụ thể hóa thành “nghĩ nhiều, nhìn nhiều, đi nhiều, ăn nhiều, uống nhiều và… yêu nhiều nữa”.

Nhìn ở khía cạnh ngược lại, bạn Turtoise Ht cho rằng 9 người 10 ý nên chưa chắc người này thấy hay người kia đã thấy hay cho nên theo bạn, quan trọng nhất là cần “viết thật” sẽ tốt hơn. Cho nên để “an toàn”, Bạn Trang Phạm đề nghị “hãy viết cái gì mà đọc giả thích, quan tâm”. Một số bạn cho rằng chúng ta phải có nguồn tin độc đáo và sử dụng cách viết logic để khai thác vấn đề. Kết hợp với kinh nghiệm sống, khả năng tư duy, tổng hợp một cách khách quan và trau dồi cách sử dụng ngôn từ là ý kiến của bạn Thái Phạm và Luna Corn.

Cá biệt, bạn Phuong Bella cho một ý kiến mà mình nghĩ rằng có thể mang ra làm kim chỉ nam cho hoạt động của các thành viên trong Hội nhà văn Việt Nam cũng được, bạn đó nói muốn viết hay phải “Viết nhiều, viết bằng tâm, viết vì yêu, viết bằng cả tấm lòng”. Thực ra nghe thì có vẻ hô khẩu hiệu nhưng không phải là không có lý!

Còn với vai trò một sinh viên trường báo chí, bạn Thi Huyen đưa ra ý kiến vô cùng bao quát. Bạn nói Về kỹ năng nên rèn kỹ năng ngôn ngữ sao cho thật chuẩn ngữ pháp, chính tả… Cần có một vốn từ rộng, sâu, trường nghĩa rộng (khoảng 5000 từ vựng Tiếng Việt). Bạn nói rằng nếu không có bài viết dở thì làm sao có bài viết hay nên “cứ viết đi” và “bắt đầu bằng cách viết những gì là sở trường nhất”.

“Nên tập trung tìm hiểu những kiến thức liên quan đến mảng, lĩnh vực mình viết để có chữ mà bôi giấy. Rèn bút nhanh nhất là nên trở thành nhà văn. Về trải nghiệm sống: sống cuộc đời vui đến tận cùng của cái sự vui, buồn đến tận cùng cái sự buồn. Bút lực và bút hồn sẽ “lên thần” khi số lượng tác phẩm ko thể đếm được bằng đầu ngón tay, ngón chân”.

ĐÓ LÀ Ý KIẾN CỦA CÁC BẠN, MÌNH ĐÃ TỔNG HỢP VÀ GHI NHẬN. Còn ý kiến của mình, mình sẽ bày tỏ rõ ràng vào một bài viết sắp tới. Sẽ có những điểm tương đồng và những điểm hoàn toàn trái ngược với các bạn. Nhưng trước hết, mình muốn hỏi các bạn rằng khi comment những điều như vậy, các bạn đã áp dụng thử chưa và có thấy bản thân mình viết hay chưa đã? NẾU ĐÃ VIẾT RẤT NHIỀU, ĐÃ LÀM MỌI CÁCH MÀ VẪN CHƯA HAY, THẾ THÌ THEO BẠN, TẠI SAO BẠN VIẾT CHƯA HAY? Rất mong thu nhận được các ý kiến sôi nổi trong mục comment.

(Nguồn: Nguyễn Ngọc Long’s Facebook – May 17, 2013 at 11:38AM)

Tư vấn cho doanh nghiệp nước ngoài
[5/6] Đừng nản lòng vì những rào cản không có thật

Your email address will not be published. Required fields are marked *