Please log in or register to do it.

TGT – Nguyễn Ngọc Long được biết đến là người sáng lập ra Truyền thông Trăng Đen (2013) , đây là câu lạc bộ dành cho những người yêu thích truyền thông xã hội đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam.


Blogger truyền thông xã hội Nguyễn Ngọc Long (Ảnh: Cafebiz)

Nhảy việc chỉ là lý do ngụy biện của những người kém cỏi

Blogger truyền thông xã Nguyễn Ngọc Long thường đăng tải những bài viết về cuộc sống, các vấn đề xã hội và được cộng đồng đặc biệt yêu thích, ủng hộ. Đặc biệt anh còn tham gia rất nhiều các chương trình truyền cảm hứng cho bạn trẻ, các bạn sinh viên mới ra trường và được đánh giá khá cao.

Khi được hỏi về việc đam mê gắn bó với nghề truyền thông Nguyễn Ngọc Long đã thẳng thắn nói rằng: “Tôi đam mê truyền thông nhưng gắn bó vì tiền”. Đây có lẽ là câu trả lời khiến khá nhiều bạn cảm thấy băn khoăn và ngạc nhiên, thế nhưng nói một cách chính xác thì đây hoàn toàn là lý do chính đáng. Cho dù bạn đam mê đến đâu, ước mơ đến đâu, bạn khó lòng có thể làm việc nếu như công việc đó không mang lại cho bạn giá trị vật chất nhất định, đơn giản nhất là nhu cầu sống hằng ngày.

Anh cũng chia sẻ rằng có rất nhiều bạn trẻ dùng lý do nhảy việc để thay đổi môi trường, tìm công việc mới vui hơn… tất cả đó chỉ là lý do để ngụy biện cho việc lười nhác, kém cỏi của bạn mà thôi. Bạn ra trường và tìm cho mình một công việc như ý muốn, ban đầu có thể là vì thấy thích thú, nhưng càng dần bạn lại càng mong muốn đó là công việc phải kiếm ra tiền, có được mức thu nhập nào đó. Cuộc sống có quá nhiều thứ khiến bạn phải quay trở về hiện tại, không thể mong mơ về những điều viển vông được

Theo quan sát của Blogger Nguyễn Ngọc Long, lỗ hổng lớn nhất không phải là kỹ năng bạn thiếu sót bao nhiêu là bạn có thái độ làm việc như thế nào. Các bạn có đủ trung thực có đủ lòng tự trọng để làm việc hay không? Các bạn nói bản thân mình có rất nhiều kỹ năng thực chất chỉ là “cái thùng rỗng” mà thôi. Có những người, họ gian dối tới mức “nói xạo không ngượng miệng” về bản thân mà chính họ cũng không nhận ra điều đó.

Mỗi việc đều cần sự kiên trì, trung thực, đức tính quan trọng nhất chính là phải học hỏi để hiểu biết thì mới mong làm được việc. Muốn phát triển, thì không được đổ lỗi cho các tác nhân bên ngoài mà phải quay về sửa đổi mình trước nhất.

Nếu cứ nhảy việc thì đừng mong có tiền

Blogger Nguyễn Ngọc Long chia sẻ: “Nếu mối bận tâm lớn nhất của em lúc này là tiền và sự ổn định thì đừng bao giờ nhảy việc. Hãy chịu nhịn, thậm chứ là chịu nhục cũng được. Anh chẳng thấy có gì gọi là “bế tắc” khi em cần tiền, và công ty vẫn trả tiền cho em hàng tháng? Đừng đòi hỏi nhiều quá như vậy, và cũng đừng đứng núi này trông núi khác. Không đồng nghiệp nào rảnh tới mức suốt ngày suốt tháng đi chơi xấu em được. Người ta cũng phải có công việc và cuộc sống của người ta. Còn việc không thăng tiến, đơn giản là do em dốt“.

Các bạn trẻ có thói quen, vừa mong muốn mình có một công việc nhàn hạ, hoàn hảo lại vừa muốn có tiền, không bao giờ xác định được rốt cuộc bản thân mình cần gì, muốn gì. Chính vì vậy, mỗi lần nhảy việc họ đều đổ vô vàn lý do cho người khác, nào là sếp không tốt, đồng nghiệp hay nói xấu… Thực chất là họ đang vô tình kéo những người đó để biện minh cho lý do kém cỏi của mình. Theo anh Nguyễn Ngọc Long bản thân anh cũng phải tự nhủ với mình: “Nếu tôi thực sự cần tiền, cần việc mà chẳng may gặp sếp tồi, nhưng sếp vẫn trả đủ lương thì tôi không nhẩy việc. Tôi biết ở từng thời điểm, điều gì là quan trọng nhất với mình“.

Quan trọng là bạn phải xác định được bạn cần gì hơn, một công việc với đam mê mà không hề có tiền hay một công việc có tiền nhưng chịu đủ thứ áp lực. Nhiều bạn trẻ đổi việc liên tục và để lại hình ảnh xấu trong mắt mọi người, và đôi khi các công ty đó có liên hệ với nhau, các bạn sẽ chẳng có cơ hội để đi làm ở đâu nữa.

Blogger Nguyễn Ngọc Long nhấn mạnh: “Tôi cho rằng cách ứng xử tốt nhất, văn minh nhất là phải làm sao để hình ảnh của mình, những kỷ niệm về mình trong lòng người ở lại là đẹp đẽ và lung linh nhất… Hãy thuộc câu hát ‘Trái đất tròn là ta còn gặp nhau’. Khi ấy, các bạn tự biết phải ứng xử sao cho phù hợp và thông minh nhất!”.

Cái quan trọng không phải bạn làm gì, được gì của hiện tại mà chính là bạn có cái gì lâu dài trong tương lai. Giữa một công việc thu nhập tốt và hình ảnh đẹp với một cuộc sống mà bạn phải nhảy liên tục để lựa chọn, bạn nghĩ bạn nên theo cái nào. Bạn cần cái thương hiệu cá nhân nhiều hơn là cái sở thích tạm thời.


Nguồn: Báo Thế Giới Trẻ

Bắt tay với đối thủ, bạn có đủ bản lĩnh hay không?
"Cần tiền mà gặp phải sếp tồi nhưng trả đủ lương, tôi sẽ không nhảy việc": Sống trên đời phải biết, ở từng thời điểm thì điều gì là quan trọng nhất với mình!

Your email address will not be published. Required fields are marked *